PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1.TÊN BÀI DẠY HỌC:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC BỘ MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, GIÁO DỤC CÔNG DÂN, HÓA HỌC VÀ SINH HỌC VÀO TIẾT 16 BÀI
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003
SGK 12 – BAN CƠ BẢN
- MỤC TIÊU DẠY HỌC:
2.1 Kiến thức:
2.1.1 Môn Ngữ Văn:
– Thông điệp quan trọng nhất gửi toàn thế giới: không thể giữ thái độ im lặng hay kì thị, phân biệt đối xử với những người đang bị nhiễm HIV/ AIDS.
– Những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc chân thành của tác giả.
– Nghệ thuật lập luận giàu sức thuyết phục của tác giả.
2.1.2. Môn Địa lí: Vận dụng kiến thức Địa lí để học sinh hiểu rõ:
– Tiểu sử quê hương Châu Phi của tác giả bài thông điệp Cô – phi An – nan.
– Nắm được đặc điểm đân cư và các vấn đề xã hội của Châu Phi. Nỗ lực của thế giới về vấn đề bùng nổ đại dịch HIV/AIDS ở Châu Phi.
– Việc sử dụng các bảng biểu, biểu đồ, át lát địa lí, học sinh sẽ nắm được những số liệu cụ thể về sự phát triển nhanh chóng và tuổi thọ của người dân Châu Phi. Sử dụng bảng biểu môn địa lí để tim hiểu AIDS – thảm họa của loài người )
– Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe vị thành niên và phòng chống HIV/AIDS.
2.1.3. Môn Lịch Sử: Vận dụng kiến thức Lịch sử để học sinh hiểu rõ:
– Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Liên Hợp Quốc.
– Lịch sử kêu gọi phòng chống và đấu tranh với căn bệnh truyền nhiễm AIDS.
2.1.4. Môn Hóa Học: Vận dụng kiến thức Hóa học để học sinh hiểu rõ:
– Mối quan hệ giữa Hóa học và các vấn đề xã hội như AIDS.
– Nhận biết công thức của một số loại ma tuý
– Những nỗ lực của ngành hóa dược phẩm trước những đòi hỏi cao về tìm ra và chế tạo nhiều loại thuốc đặc hiệu đặc trị căn bệnh hiểm nghèo như AIDS.
2.1.5. Môn Sinh Học: Vận dụng kiến thức Sinh học để học sinh hiểu rõ:
– HIV là vi rút gây ra hội chứng AIDS và sự nhân lên của vi rút HIV trong tế bào chủ.
– Hiểu được AIDS là hiểm họa của loài người, đối tượng lây nhiễm, phương thức lây truyền, các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS và cách phòng tránh AIDS.
– Một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương, trong đó có AIDS.
2.1.6. Môn Giáo dục công dân: Vận dụng kiến thức Giáo dục công dân để học sinh hiểu rõ:
– AIDS là căn bệnh hiểm nghèo uy hiếp đến sự sống của toàn nhân loại.
– Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo, nhất là AIDS.
2.2 Kỹ năng:
2.2.1. Kỹ năng môn Ngữ văn:
– Rèn luyện kĩ năng đọc và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của một văn bản nhật dụng.
– Tích hợp kiến thức liên môn đã học để hiểu rõ và sâu sắc về những thông tin cơ bản trong bài thông điệp.
– Chuẩn bị tư liệu cho bài học thông qua tranh ảnh tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS.
– Biết cách tạo lập văn bản nhật dụng.
– Hướng tới người học tích cực, hình thành và phát triển năng lực của học sinh như năng lực vận dụng tổng hợp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
2.2.2. Kĩ năng môn Địa Lí:
Giúp học sinh hình thành kĩ năng xác định vị trí địa lí trên bản đồ thế giới; kĩ năng tìm hiểu về tình hình kinh tế, đặc điểm dân cư và vấn đề xã hội của các nước Châu Phi – quê hương của tác giả Cô – phi An – nan. Sử dụng bảng biểu môn địa lí để tim hiểu AIDS – thảm họa của loài người
2.2.3. Kỹ năng môn Lịch Sử:
Hình thành cho học sinh kĩ năng xác định được các thời điểm lịch sử chiến dịch phòng chống và đấu tranh với AIDS.
2.2.4. Kỹ năng môn Hóa Học:
Hình thành cho HS kĩ năng nhận biết được một số loại ma tuý và các loại thuốc đặc trị HIV/AIDS mà nghành hóa dược phẩm nỗ lực tìm tòi và sáng chế.
2.2.5. Kỹ năng môn Sinh Học:
– Nhận biết các dấu hiệu, con đường lây truyền, hậu quả và cách phòng tránh AIDS.
– Làm bài tập trắc nghiệm sau bài học.
2.2.6. Kỹ năng môn Giáo dục công dân:
– Xây dựng cho mình ý thức, thái độ và quan điểm sống lành mạnh để tránh xa sự lây nhiễm của AIDS.
– Có khả năng dùng những hiểu biết của mình về AIDS để tuyên truyền với mọi người về sự lây lan và những cái chết thầm lặng của căn bệnh thế kỉ AIDS.
– Nắm được những chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc ngăn chặn và đẩy lùi hiểm họa AIDS.
– Có những hành động thiết thực nhằm động viên, giúp đỡ những số phận bất hạnh do AIDS gây ra.
2.3 Thái độ:
– Quan tâm đúng mức đối với AIDS để có cách phòng tránh sự lây lan của nó trong công đồng mình sinh sống.
– Thái độ tích cực, hợp tác giải quyết vấn đề mà bài học đưa ra.
– Không phân biệt, kì thị với nạn nhân AIDS.
- ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC
– Học sinh lớp 12C1 trường THPT Lam Kinh.
– Sĩ số lớp: 42.
- Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN
4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
– Qua việc áp dụng dự án vào tiết dạy thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề trong bài học.
– Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác.
– HS có ý thức vận dụng kiến thức nhiều môn học để giải quyết vấn đề, biết tìm tòi, khám phá, chủ động trong việc lĩnh hội và tiếp thu tri thức, có hứng thú với bài học.
– Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau làm cho học sinh yêu thích môn học hơn.
4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống
– Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với thực tiễn đời sống xã hội giúp học sinh có những trải nghiệm thực tế và làm giàu vốn sống của mình.
– Tìm ra nhiều cách giải quyết vấn đề khi có 1 tình huống đặt ra. Đồng thời các em có được sự hiểu biết rộng rãi hơn trong cuộc sống khi tìm hiểu bài học.
– Học sinh có được những kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đó là nâng cao khả năng nhận thức và rèn luyện của bản thân trong cộng đồng.
– Qua môn Ngữ Văn học sinh có thêm hiểu biết phong phú về các lĩnh vực Địa Lia, Lịch Sử, Hóa Học, Sinh Học, Giáo dục công dân làm cho bài học thêm phong phú và sinh động.
– Giúp HS có thêm tình yêu cuộc sống lành mạnh, bình yên và hạnh phúc hiện tại; bồi dưỡng trong tâm hồn các em giá trị nhân văn cao đẹp.
- THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
5.1. Thiết bị dạy học
– Bảng biểu thống kê.
– Giấy làm bài kiểm tra thu hoạch.
– Các hình vẽ.
– Máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập, bút dạ, giấy A4.
5.2. Học liệu: Một số hình ảnh minh họa ( phần phụ lục);
- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
6.1. Tìm hiểu các thông tin cơ bản về tác giả bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chông AIDS, 1/12/2003” :
– Sử dụng kiến thức môn Lịch Sử, Địa Lí giúp học sinh hiểu về tiểu sử, đóng góp nổi bật của tác giả Cô – phi An – nan. Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Liên Hợp Quốc.
+ Cô – phi An – nan sinh ngày 8/4/1938, tại Ga – na, một nước cộng hòa thuộc Châu Phi.
+ Ông là người da đen đầu tiên đảm trách cương vị đứng đầu Liên hợp quốc – Tổng thư kí Liên hợp quốc (từ tháng 1 năm 1997 đến tháng 1 năm 2007).
+ Những hoạt động chính: Cô-phi An-nan đã giành sự quan tâm đặc biệt cho cuộc chiến chống lại đại dịch HIV/AIDS. Ông đã ra “Lời kêu gọi hành động” gồm năm điều về đấu tranh chống lại đại dịch HIV/AIDS; kêu gọi thành lập Quỹ Sức khỏe và AIDS toàn cầu vào tháng 4 năm 2001; kêu gọi chống khủng bố trên toàn thế giới …
+ Cùng với tổ chức Liên hợp quốc, cá nhân Cô-phi An-nan được trao giải thưởng Nô-ben Hòa bình vào năm 2001 vì những đóng góp lớn lao của ông đối với việc xây dựng “một thế giới được tổ chức tốt hơn và hòa bình hơn”.
Bài dự thi rất dài, thầy cô bấm vào link này để tải file gốc nhé :
https://drive.google.com/open?id=0B5TGfrKmIscUY1pYYUp5YTlmbWc