Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 10

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: VĂN – LỚP 10 NĂM HỌC 2016 – 2017
Đọc hiểu về bài ca dao, Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng- Ngữ văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ Cây đa cũ, bến đò xưa

Bộ hành có nghĩa nắng mưa vẫn chờ.”

(Ca dao)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản (0,5 điểm)
Câu 3. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? (0,5 điểm)
Câu 4. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 5. Xác định chủ đề của văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 6. Nội dung của văn bản đề cập đến tình cảm và phẩm chất gì của người lao động? (0,5 điểm)
Câu 7. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) về phẩm chất đó của con người lao động xưa? (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn ( 6,0 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ lòng – (Thuật hoài) của tác giả Phạm Ngũ Lão?

…………. Hết………….

Họ và tên học sinh:………………………… Thầy cô coi kiểm tra

Số báo danh:………………………………… (Kí, ghi họ tên)

Phòng thi:……………………………………..

MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 10 học kì I.
– Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận.
– Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức:
+ Kiến thức Đọc hiểu
+ Kĩ năng làm văn: Nghị luận văn học.
HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN NGỮ VĂN 10
ĐỀ GIỚI THIỆU
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ TRA HỌC KÌ I
MÔN: VĂN – LỚP 10 (Năm học 2016 – 2017)
Hướng dẫn chấm gồm có2 trang
1,  Thể thơ: Lục bát 0,5
2.  Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản: Ẩn dụ 0,5
3 . Hiệu quả: Sử dụng hình ảnh quen thuộc gần gũi trong cuộc sống của người lao động xưa => Cách thể hiện tình cảm kín đáo, tế nhị mà sâu sắc. 0,5
4 . Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật (văn chương) 0,5
5.  Chủ đề: Ca dao yêu thương tình nghĩa 0,5
6.  Phẩm chất của người lao động: chung thủy trong tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng 0,5
7 . Bài ca dao thể hiện lòng thuỷ chung tình nghĩa sắt son trong tình yêu đôi lứa, trong tình nghĩa vợ chồng của người lao động. Cây đa cũ, bến đò xưa – sự vật cố định tượng trưng cho người ở lại, khách bộ hành – người ra đi. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời gian trôi đi, vạn vật có đổi thay thì bến cũ, cây đa vẫn chờ đợi khách bộ hành…
1,0
II
1. Biết cách làm bài nghị luận văn học, bài làm đủ bố cục 3 phần MB – TB – KB, trình bày sạch sẽ rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ ngữ pháp thông thường.
2.  kiến thức có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo một số nội dung sau:
1.  Giới thiệu vấn đề nghị luận
– Giới thiệu về tác giả PNL
– Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Tỏ lòng
0,5
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ.
+ Hai câu đầu:
– Hình ảnh con người xuất hiện với tư thế oai phong, lẫm liệt trong bối cảnh không gian và thời gian kì vĩ.
– Sức mạnh của ba quân (quân đội nhà Trần – dân tộc VN) hùng hậu đông đảo khí thế át cả trời xanh
=>Niềm tự hào về sức mạnh và sự lớn mạnh không ngừng của dân tộc đó chính là hào khí Đông A
+ Hai câu cuối:
– Công danh nam tử: công danh sự nghiệp của đấng nam nhi- theo quan niệm tích cực của Nho giáo công danh và sự nghiệp là món nợ đời phải trả nghĩa là lập tân lập nghiệp để lại tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước => quan niệm tích cực cổ vũ con ngưòi sẵn sàng hi sinh chiến đấu cho sự nghiệp để cùng trời đất muôn đời bất hủ.
– Tự thẹn khi người đời nhắc chuyên Vũ Hầu – thẹn trước tấm gương tài đức vì chưa trả được nợ công danh cho nước cho đời =>Đó là nỗi thẹn đầy khiêm tốn và cao cả, là lời tỏ lòng chân thành và trong sáng của người anh hùng.
+ Nghệ thuật: Bài thơ tứ tuyệt Đường luật với chủ đề tỏ chí ngắn gọn súc tích đầy sức gợi. Hình tượng thơ lớn lao kì vĩ hoành tráng được xây dựng bằng bút pháp so sánh phóng đại.
3,
– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ.
-Từ nội dung bài thơ liên hệ lí tưởng sống của bản thân của thế hệ trẻ ngày nay.
0,5
Tổng 10 đ
Lưu ý
– Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
– Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học ….
Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *