Nghị luận xã hội:Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người

Nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nhà thơ Robert Frost viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”. Bạn sẽ chọn lối đi đã được người ta đi mãi mà thành đường, hay lối đi không có dấu chân người?
Mở bài :
Giới thiệu vấn đề và trích dẫn hai ý kiến :
Trong cuộc sống, có nhiều con đường dẫn tới thành công, nhưng quan niệm về con đường của mỗi người người lại khác nhau. Nếu nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” thì nhà thơ Robert Frost lại viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”. Vậy ta sẽ chọn cho riêng mình lối đã có dấu chân hay đường đã có sẵn để bước đi trong cuộc sống?
Thân bài :
+Giải thích hai ý kiến:
– Lối đi đã được người ta đi mãi thành đường: lối đi cũ, cách làm cũ, dễ dàng, đã quen thuộc, đã nhiều người thực hiện,
– Lối đi chưa có dấu chân người: lối đi, cách làm sáng tạo, mạo hiểm, dũng cảm đối đầu với khó khăn
– Bằng cách nói hình ảnh, hai câu nói trên nêu lên những lựa chọn khác nhau để làm nên thành công trong hành trình cuộc sống của mỗi con người. Mỗi người có một lựa chọn riêng, mỗi lối đi đều có những thuận lợi và khó khăn riêng
+Bàn luận
– Mỗi lối đi đều có những thuận lợi và khó khăn riêng
+ Lối đi đã được người ta đi mãi thành đường: đây là lối đi an toàn, nhiều thuận lợi vì đã có người đi trước, mình có thể rút kinh nghiệm để thành công, đến đích sớm. Tuy nhiên con người sẽ không còn nhiều cơ hội để tìm ra cái mới, tìm cơ hội chinh phục và khám phá
+ Lối đi không có dấu chân người: đây là lối đi, cách thức nhiều trở ngại, nhiều khó khăn phải đối đầu, buộc con người phải dũng cảm, phải sáng tao, thậm chí mạo hiểm. Lối đi ấy có thể có rủi ro, nhưng con người phải biết chấp nhận để có được thành công cho lần sau. Nếu thành công, con người có niềm vui, niềm hạnh phúc của người tiên phong, người mở đầu.
– Hai ý kiến trên thực chất bổ sung cho nhau, con người sẽ có được thành công khi vừa biết kế thừa kinh nghiệm của người đi trước, tìm lối đi an toàn, lại vừa sáng tạo kiếm tìm cái mới như một sự khởi nghiệp.
HS có thể lấy dẫn chứng để chứng minh
– Tuy nhiên, chọn lối đi người ta đi mãi thành đường không có nghĩa là bảo thủ, kì thị cái mới vùi dập tinh thần sáng tạo; chọn “lối đi chưa có dấu chân người” không có nghĩa là liều lĩnh, dại dột, mạo hiểm đến thất bại một cách vô nghĩa .
Mở rộng vấn đề : phê phán những người sống bảo thủ, dựa dẫm, không có tinh thần sáng tạo. Phê phán những người liều lĩnh, mạo hiểm một cách mù quáng, không biết kế thừa kinh nghiệm , thành tựu của người đi trước, không chịu tiếp thu cái mới,…
* Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức được tính đúng đắn trong từng quan niệm sống
– Biết tôi luyện và vận dụng các phẩm chất linh hoạt, sáng tạo, dũng cảm trong từng tình huống cụ thể của đời sống để có được thành công
Kết bài : khẳng định lại vấn đề
(Bài viết sưu tầm)
Xem thêm : Bộ đề Nghị luận xã hội

9 bình luận trong “Nghị luận xã hội:Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người

  1. Cô viet giup e bai nlxh nay vs a.”từ lời phát biểu qua bai báo của ông chu xuan pham. La. 1 nguồn người việt trẻ a/c suy nghĩ gì ve y kiến cua gđ chu xuan pham? Neu chọn a/c chon cá tom hay gag thep? Bay to suy nghi va su lua chon cua ban than

    1. Giải thích câu nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”.
      Im lặng là gì? vì sao Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan
      * Câu nói đề cao giá trị của sự im lặng. Xem im lặng là cách xử thế khôn ngoan nhất của con người trong cuộc sống. Từ nền tảng của sự im lặng khôn ngoan đó, con người sẽ biết nên nói lúc nào và nói những gì.
      * Từ câu nói của Pythagos, luận bàn về giá trị của sự im lặng:
      – Im lặng là không nên nói trong những lúc không cần thiết vì lời nói đó có thể đem lại tai hoạ cho bản thân hoặc làm tổn hại đến người khác.
      – Im lặng là một cách xử thế khôn ngoan vì:
      + Im lặng để giữ bí mật cho quốc gia, cho công việc, cho một ai đó.
      + Im lặng để lắng nghe người khác, để học hỏi, để thể hiện sự tôn trọng.
      + Im lặng thể hiện sự điềm tĩnh, suy nghĩ chín chắn, nhận thức bản thân, cuộc sống trước khi nói hay hành động.
      + Im lặng để giữ hoà khí trong những xung đột, va chạm.
      + Im lặng còn là một cách thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối trước một vấn đề nào đó.
      + Im lặng để đồng cảm sẻ chia với những nỗi đau của người khác.
      + Im lặng để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống quanh mình, để di dưỡng tâm hồn.
      ….
      – Cần hiểu và phân biệt im lặng với sự nhu nhược, vô tâm, thờ ơ, vì đó không phải là “cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan”.
      Bài học :
      câu nói mang đến cho ta bài học bổ ích về cách xử thế: khi nào im lặng là khôn ngoan, khi nào im lặng là hèn nhát. Khi nào lên tiếng là dũng cảm, khi nào lên tiếng là thiếu lịch sự.
      – Mỗi chúng ta cần nhận thức đúng hoàn cảnh, vị trí của mình, có lí trí sáng suốt, có tấm lòng nhân ái, có trái tim nhiệt huyết và dũng cảm để biết khi nào cần lên tiếng, khi nào cần im lặng.
      Phê phán …

  2. Cô ơi! đề này em phải làm thế nào ạ. Trong bài thơ của Đỗ Trung Quân có đoạn.
    “Quê hương mỗi người chỉ một
    Như là chỉ một mẹ thôi
    Quê hương nếu ai không nhớ
    Sẽ không lớn nỗi thành người”
    Dựa vào ý thơ, trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương,đất nước với cuộc sống tâm hồn mỗi con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *