Đề đọc hiểu về bài Chuyện trò Cao Huy Thuần
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Đọc, trong nghĩa đó là một trò chơi. Nơi mỗi người đọc có ba nhân vật chồng lên nhau, tác động lên nhau. Một là người đọc bằng xương bằng thịt, hai chân đụng đất, vẫn còn ý thức liên hệ với thế giới bên ngoài. Hai là, người đọc bị lôi cuốn, đang ngao du trong thế giới tưởng tượng của cảm xúc. Đó là người đang chơi. Ba là, người đọc suy tư, đưa vào trò chơi sự chú ý, sự suy nghĩ, sự phán đoán của tri thức. Đó là phút giây của trí tuệ có khả năng đưa người đọc lùi ra khỏi bài văn, mở một khoảng cách để diễn dịch. Người đọc vẫn ý thức rằng mình đang chơi nhưng biết phán đoán. Ba tay chơi là một trong việc đọc, chơi với nhau một trò chơi tinh tế khiến người đọc vừa bị lôi cuốn vừa biết dừng lại, vừa tham dự vừa cách biệt với bài văn. Tư thế của người đọc văn là vậy: tham dự và cách biệt qua lại không đứt quãng.”
(Trích “Chuyện trò” – Cao Huy Thuần, NXB Trẻ, 2013)
1. Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn? (0.25 điểm)
2. Đoạn văn được viết theo kiểu nào? (0.25 điểm)
3. Nêu nội dung chính của văn bản? (0.5 điểm)
4. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0.5điểm)
Đáp án
ĐỌC HIỂU (3 điểm)
1. Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn: Phân tích
– Điểm 0.25: Xác định đúng thao tác lập luận
– Điểm 0: Xác định sai hoặc không trả lời
2. Đoạn văn được viết theo kiểu: Diễn dịch
– Điểm 0.25: Xác định đúng như đáp án
– Điểm 0: Xác định sai hoặc không trả lời
3. Nêu nội dung chính của văn bản: Cách đọc, tư thế của một người đọc văn thật sự.
– Điểm 0.5 điểm: Trả lời đúng đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đồng, hợp lí, thuyết phục
– Điểm 0.25 điểm: Trả lời được một phần đáp án (cách đọc/tư thế người đọc văn) hoặc trả lời chung chung, chép lại ý trong văn bản.
– Điểm 0: Xác định sai hoặc không trả lời
4. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ khoa học.
– Điểm 0.5điểm: Xác định đúng phong cách ngôn ngữ
– Điểm 0: Xác định sai hoặc không trả lời
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
cô ơi em nghĩ văn bản này được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận chứ ạ. em thấy ở đây có sự nêu quan điểm và cũng không thấy có những thuật ngữ khoa học chuyên sâu mà cô .tiện thể co giúp em kể ra những thao tác lập luận với ạ. em cảm ơn cô.
phong cách khoa học :
. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
1. Văn bản khoa học
Văn bản khoa học gồm ba loại chính: các văn bản chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo khoa , văn bản khoa học phổ cập.
2. Ngôn ngữ khoa học
Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: văn,:Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí).
II. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
Phong cách ngôn ngữ khoa học có 3 đặc trưng sau:
a. Tính khái quát, trừu tượng
Thể hiện ở nội dung khoa học và thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng những khái niệm của chuyên ngành khoa học.
b. Tính lí trí, lô gích
– Ở nội dung khoa học, ở cả phương diện ngôn ngữ, văn bản khoa học phải đảm bảo tính lí trí, lô gích.
– Một nhận định, một phán đoán khoa học cũng phải chính xác.
– Tính lô gích, lí trí còn thể hiện trong đoạn văn. Đó là sự sắp xếp sao cho các câu, các đoạn văn phải được liên kết chặt chẽ về nội dung cũng như hình thức. Tất cả đều phục vụ cho văn bản khoa học.
* Tóm lại: Tính lí trí và lô gích trong văn bản khoa học thể hiện ở từ ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản.
c. Tính khách quan, phi cá thể
Ngôn ngữ khoa học có cái nét chung nhất là phi cá thể. Nó khoa học, không thể hiện tính cá nhân. Nó có màu sắc trung hoà, ít cảm xúc.
Phong cách ngôn ngữ chính luận:
– Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.
– Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
– Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
em cảm ơn cô nhieu a