Đề 1:
Tam đại con gà
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì“. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
– Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì…
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:
– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:
– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.
Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:
– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?
– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
( SGK Ngữ văn 10,Trang 78-79,Tập I, NXBGD 2006)
1/ Xác định các tình huống gây cười trong văn bản ? Các tình huống đó được bố trí như thế nào ?
2/ Thầy đồ trong văn bản đáng bị cười ở những điểm nào ?
3/ Chi tiết thầy đồ xin ba đài âm dương đạt hiệu quả như thế nào về nội dung và nghệ thuật của truyện ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện.
Trả lời:
1/ Các tình huống gây cười trong văn bản :
-Tình huống nhầm lẫn: ông bố tưởng anh học dốt ưa khoác lác kia là thầy đồ chính hiệu ;
-Tình huống dốt nát: thầy đồ không đọc được chữ ( dù là chữ đơn giản nhất)
-Tình huống mê tín dị đoan: bói chữ và tin vào quẻ bói ;
-Tình huống bị bóc mẽ: ông bố chỉ ra chỗ thầy sai ;
-Tình huống nguỵ biện: giải thích rằng thầy dạy Tam đại con gà ;
Các tình huống đó được bố trí theo lối tăng cấp. Đỉnh điểm của sự tăng cấp ấy là lời nguỵ biện về ông tổ ba đời của con gà là …một loài vật không có trong thực tế.
2/ Thầy đồ trong văn bản đáng bị cười ở những điểm:
-Xuất thân là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, làm ra vẻ ta đây uyên bác. Đó là thái độ không trung thực.
-Không chịu học hỏi lại đi tin vào thổ công nhà chủ: bị cười ở tội mê tín.
-Đã dốt không chịu nhận mà lại biến báo quanh co: bị cười ở cách bịa đặt láo toét
3.Chi tiết thầy đồ xin ba đài âm dương đạt hiệu quả về nội dung và nghệ thuật của truyện :
a/ Về nội dung: chi tiết mở rộng phạm vi và đối tượng bị phê phán, chế giễu. Ngoài thầy đồ còn có thêm ông thổ công cũng dốt.
b/ Về nghệ thuật: tuy là hư cấu nhưng chi tiết đã làm cho câu chuyện phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và độc đáo hơn. Nó khiến cho thầy đồ tin tưởng, từ chỗ bảo học trò đọc khẽ sang đọc to hơn câu Dủ dỉ là con dù dì, làm cho ông bố đang làm ngoài vườn nghe được cái chữ lạ đời ấy và chất vấn thầy đồ, dồn thầy đến chân tường, bộc lộ đầy đủ sự giấu dốt ngoan cố của mình.
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung : thí sinh hiểu được tiếng cười trào phúng từ câu chuyện, qua đó rút ra bài học cho bản thân, đó là phải luôn học hỏi, không nên che dấu cái dốt của mình, không nên sĩ diện hão.
Đề 2:
Tam đại con gà
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì“. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
– Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì…
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:
– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:
– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.
Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:
– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?
– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
( SGK Ngữ văn 10,Trang 78-79,Tập I, NXBGD 2006)
1/ Xác định nhân vật nào đáng bị cười trong văn bản ? Vì sao ?
2/ Những tình huống nào cho thấy thầy đồ rởm bị đặt vào thế bí ?
3/ Trong hai con dủ dỉ và dù dì, con nào là con bịa?Lập luận về Tam đại con gà ở cuối truyện có gì đáng cười ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa tiếng cười từ văn bản.
Trả lời:
1/ Nhân vật nào đáng bị cười trong văn bản : Thầy dạy trẻ và bố bọn trẻ.
Lí do :
- Kẻ dốt nát lại dám nhận làm thầy dạy trẻ ;
- Ông bố cả tin nên rước kẻ dốt nát ( dốt hơn cả ông ta vì thầy đồ không biết chữ kê(gà), còn ông bố thì biết) về làm thầy con mình.
2/ Những tình huống cho thấy thầy đồ rởm bị đặt vào thế bí :
-Không đọc được chữ kê, bị học trò hỏi phải nói liều là dủ dỉ ;
-Ông bố chỉ ra chữ kê, thầy đồ rởm mới biết mình dạy sai ;
-Ông bố hỏi về nghĩa của tam đại con gà.
3.Trong hai con dủ dỉ và dù dì, con dủ dỉ là con bịa ;
Lập luận về Tam đại con gà ở cuối truyện đáng cười ở chỗ :
-Tam đại con gà bao gồm : dù dì(cụ hoặc cố)-dủ dỉ và công ( chị em với nhau, giữ vị trí ông)–con gà ;
– Anh thầy đồ rởm, láu cá, lập luận vòng vo ;
-Tuy có nhanh trí nhưng rốt cuộc vẫn lộ vẻ dốt nát, hổng kiến thức, bởi theo lập luận đó thì con gà không có bố mẹ mà chỉ có cụ và ông thôi.
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung : Tiếng cười mang ý nghĩa phê phán, hóm hỉnh, sâu sắc và mang đậm chất dân gian. Truyện cười có nói về chữ nghĩa nhưng không lỉnh kỉnh chữ nghĩa. Truyện có ý nghĩa đánh giá các hạng thầy trong xã hội phong kiến suy tàn, trong đó có thầy đồ dạy chữ. Mặt khác, truyện không chỉ phê phán các ông đồ phong kiến năm xưa mà còn nhắc nhở cảnh tỉnh những kẻ hôm nay cũng mắc bệnh ấy