Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong khổ 5 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bài 16
Thơ là cây đàn muôn điệu, là nhịp thở con tim. Thơ diễn tả rất thành công mọi cung bậc cảm xúc của con người: niềm vui, nỗi buồn, sự cô đơn, tuyệt vọng… Có những tâm trạng của con người chỉ có thể diễn đạt bằng thơ vì vậy thơ không chỉ nói hộ lòng mình, mà nó còn là tiếng nói của một trái tim đang rạo rực, yêu đương. Với tình yêu da diết, mãnh liệt, Xuân Quỳnh đã viết “Sóng”. Đọc tác phẩm, ta sẽ thấy được những vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn của một người phụ nữ khi yêu và điều đó được thể hiện qua đoạn thơ:
“Con sóng dưới lòng sâu
…………………………
Dù muôn vời cách trở”
Quả không sai khi nói rằng với người làm thơ thì bài thơ là một phương tiện quan trọng để biểu đạt cảm xúc. Chỉ có cảm xúc chân thật mới là cơ sở đễây dựng nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc càng mãnh liệt, thăng hoa, bài thơ càng có sức ám ảnh đối với trái tim người đọc. Mang trong mình sứ mệnh cao cả của người cầm bút, Xuân Quỳnh đã không ngừng sáng tạo, đổi mới phong cách của mình. Với những đóng góp đó, bà đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trên nền văn học hiện đại và được biết đến là một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ. Trong sự nghiệp văn chương đồ sộ của Xuân Quỳnh, ta không thể không kể đến bài thơ “Sóng”. Tác phẩm chính là kết quả trong chuyến đi thực tế tại biển Diêm Điền (Thái Bình) của Xuân Quỳnh năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968). Có thể nói, đây là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh viết về tình yêu.
Xuyên suốt trong tác phẩm là hình tượng sóng. Đây chính là hình ảnh ẩn dụ cho nỗi nhớ, tình cảm, trạng thái của nhân vật trữ tình vì vậy sóng và em luôn song hành với nhau, sóng chính là nỗi lòng, em soi mình vào sóng để hiểu mình hơn. Cũng từ đó mà vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ được khẳng định và làm sáng tỏ.
Mở đầu đoạn thơ, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ được gửi gắm qua sự thủy chung, son sắt. Trong tình yêu, người phụ nữ luôn mong có được một tình yêu lớn lao, mãnh liệt bởi vậy, họ luôn giữ cho mình tấm lòng thủy chung và sự thủy chung ấy chính là nỗi nhơ da diết dành cho người mình yêu:
“Con sóng dưới lòng sông
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
Dường như nỗi nhớ của nhân vật em đã lam tỏa khắp không gian “dưới lòng sâu”, trên mặt nước, bao trùm cả thời gian “ngày đêm” và nỗi nhớ ấy càng trở nên vô tận hơn khi đặt trong hình tượng sóng. Trong dòng chảy của văn học Việt Nam, ta đã từng bắt gặp nỗi nhớ đầy đáng yêu của Xuân Diệu:
“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, nhớ lắm em ơi”
Hay như Nguyễn Bính, ông cũng đã từng bày tỏ nỗi nhớ phảng phất nét mộc mạc đúng chất của một nhà thơ chân quê:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người”.
Nhưng nhớ tới mức “cả trong mơ còn thức” thì có lẽ chỉ Xuân Quỳnh mới có. Nhà thơ đã rất đúng khi cho rằng trên đời này không gì có thể sánh bằng tình yêu kể từ khi được yêu, được sống trong hạnh phúc, Xuân Quỳnh luôn đặt tình yêu lên ngai vàng của trái tim. Tình yêu và nỗi nhớ của bà không chỉ tồn tại trong vô thức kể cả trong những giấc mơ thì tình yêu của em vẫn luôn hướng về anh:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”.
Đoạn thơ đã sử dụng các cặp từ đối lập “xuôi- ngược”, “Bắc- Nam”. Đặc biệt, sự kết hợp cặp từ đối lập với hai đối cực Bắc, Nam đã diễn tả sự đối lập ở mức cao độ. Người ta thường nói “Xuôi về phương Bắc, ngược về phương Nam” nhưng ở đây lại hoàn toàn ngược lại. Từ đó, Xuân Quỳnh muốn khẳng định dù đất trời có thay đổi, vũ trụ có biến thiên thì người phụ nữ vẫn không bao giờ thay đổi. Ở đoạn thơ này, Xuân Quỳnh còn sáng tạo ra một phương mới, đó chính là phương anh. Phải chăng, đây chính là phương tâm trạng, phương tình cảm của người phụ nữ. Đó chính là nơi hpoj luôn hướng về để tìm được sự bình yên sau những giông tố của cuộc đời.
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh còn là sự vượt qua những khó khăn, thử thách trong tình yêu. Tình yêu chính là sức mạnh để họ bước đến hạnh phúc:
“Ở ngoài kia đại dương
Ngàn trăm con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vời cách trở”.
Sóng ngàn năm vẫn vậy, dẫu có chuyện gì xảy ra đích đến của nó vẫn là bờ, muôn ngàn năm sau vẫn thế. Xuân Quỳnh đã phát hiện ra quy luật của sóng rất giống với quy luật của tình yêu. Tình yêu từng khi có sự ồn ào nhưng ẩn sâu trong đó vẫn luôn hướng tới sự nhẹ nhàng, tình yêu nhiều khi có những dữ dội nhưng đích đến cuối cùng vẫn là sự ngọt ngào, êm dịu. Và dù cho có chuyện gì xảy ra, em và anh cũng nhất định vượt qua để đến với bến bờ hạnh phúc.
Cũng từ hình tượng “sóng”, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy dduwwocj vẻ đẹp mới mẻ trong tâm hồn của người phụ nữ đó chính là sự chủ động trong tình yêu. Sự chủ động của người phụ nữ cũng giống như những con sóng vượt đại dương để vào bờ:
“Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vời cách trở”.
Nếu trong ca dao, dân ca, trong cuộc sống cũng như tình yêu, người phụ nữ luôn ở thế bị động:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”
Ngay cả Hồ Xuân Hương, dù có táo bạo đến đâu nhưng cũng phải lấy chữ duyên, chữ phận làm duyên cớ để nói về chuyện tình cảm:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.
Thì Xuân Quỳnh lại hết sưc chủ động trong chuyện tình cảm của mình:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Qua hình hượng sóng cùng hình tượng nhân vật “em”, Xuân Quỳnh đã cho người đọc đi sâu khám phá vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ, đó chính là nỗi nhớ của sự thủy chung, là niềm tin để vượt qua trắc trở, cùng sự chủ động đến với tình yêu của bản thân. Đó chính là những nét đẹp đáng trân trọng và nâng niu.
Thể thơ năm chữ, cách ngắt, nhịp uyển chuyển, từ ngữ giàu sức biểu cảm, giàu sức gợi kết hượp với các biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Đoạn thơ đã khép lại nhưng trong tâm trí ta vẫn như thấy hình ảnh của một Xuân Quỳnh đang khao khát, rạo rực trong tình yêu với một trái tim yêu đương da diết. Dường như sau từng câu, từng chữ là những suy ngẫm, tiếng thở của Xuân Quỳnh về tình yêu. Có lẽ đó chính là lí do vì sao dù ra đời đã lâu nhưng “Sóng” vẫn không bị lớp bụi thời gian vùi lấp và còn giá trị mãi với thời gian.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *