Phân tích những điểm mới trong đề thi minh họa năm 2018 của Bộ

Phân tích những điểm mới trong đề thi minh họa năm 2018 của Bộ
Đề thi minh họa THPT quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn là một đề hay, có tính phân loại học sinh cao hơn các năm trước . Ngoại trừ phần kiến thức lớp 11 bổ sung trong kiểu đề so sánh của câu nghị luận văn học thì cấu trúc đề, yêu cầu… không thay đổi so với đề thi THPT quốc gia 2017.
Đề gồm 2 phần:
Phần đọc hiểu (3 điểm) gồm một ngữ liệu đọc hiểu và 4 câu hỏi theo các mức độ: nhận biết/ thông hiểu/ vận dụng và vận dụng cao. Phần đọc hiểu chiếm 30% tổng số điểm bài thi.
Cũng tương tự như đề thi các năm trước đó, phần đọc hiểu sẽ được dẫn một ngữ liệu thuộc lĩnh vực xã hội và có 4 câu hỏi đi kèm theo từng mức độ, từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Ngữ liệu với các câu hỏi trong đề vừa sức với học sinh.
Đối với câu hỏi số 1 của phần này, học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức về các phương thức biểu đạt là có thể đưa ra câu trả lời chính xác.
Ở câu 2 và 3, đề thường cho theo dạng trích một vài câu văn hay, tiêu biểu của văn bản, sau đó yêu cầu TS giải thích. TS cần vận dụng tốt thao tác giải thích theo từng bước: từ, ngữ, vế, cả câu và rút ra ý nghĩa chung cho cả vấn đề, theo cách tìm hiểu nhiều lớp nghĩa. Không nên viết thành đoạn, mà nên theo các ý gạch đầu dòng.
Câu 4 của phần đọc hiểu được xem là khó nhất (chiếm 1 điểm), đề thường trích một ý kiến từ văn bản và yêu cầu TS bình luận, nhận định. Cách hỏi thường có 2 vế: vế đầu yêu cầu TS phải có ý kiến tán thành/đồng ý hay không. Vế sau, TS phải giải thích vì sao lựa chọn chính kiến ấy. Nên chia thành 2 vế rạch ròi trong câu trả lời. Ở vế sau cần có sự lý giải thuyết phục, có thể đưa thêm những dẫn chứng liên hệ…
Phần Làm văn gồm 2 câu:
Câu nghị luận xã hội 2 điểm, có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với ngữ liệu đọc hiểu của phần đọc hiểu, cụ thể hướng tới yêu cầu bàn luận về vấn đề mang ý nghĩa thông điệp của đoạn trích. Để giải quyết câu nghị luận xã hội, học sinh cần nắm chắc nội dung cơ bản cùng mối quan hệ giữa các luận điểm của đoạn trích, những vấn đề ít nhiều đã được giải quyết trong câu hỏi đọc hiểu, biết kết hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản. Với dung lượng 200 chữ (không quá một mặt giấy A4), câu này chiếm 20% tổng điểm phần làm văn.
Câu nghị luận văn học (5 điểm) có sự thay đổi lớn nhất bởi sự xuất hiện yêu cầu kiểm tra đồng thời kiến thức lớp 11  và 12. Kiến thức lớp 11 chiếm khoảng 30% trong câu nghị luận văn học. Xét về mức độ, so với đề thi năm trước, đề nghị luận năm nay khó hơn. Học sinh muốn làm tốt đề này không chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ bản, thành thạo kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học mà còn cần phải tư duy tổng hợp để bài viết chính xác và phong phú. Ngoài ôn tập kiến thức lớp 12, các em còn phải nắm vững kiến thức lớp 11, đặc biệt là các tác phẩm VHVN hiện đại.
Đề ra kiểm tra kiến thức 12 qua yêu cầu là cảm nhận vẻ đẹp nhân vật văn học. Đây là nội dung đa phần HS sẽ thực hiện được (trong đó có HS trung bình và Yếu) bởi kiến thức và kĩ năng đã được rèn luyện nhiều trên lớp.
Yêu cầu tiếp theo của đề bài là liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử từ” để thấy sự thống nhất và khác biệt trong quan niệm về vẻ đẹp con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Đây chính là “đất dụng võ” cho những thí sinh học khá, giỏi môn văn. HS vừa cần phải nắm chắc kiến thức về tác phẩm “Chữ người tử tù” của chương trình 11, đặc biệt là kiến thức về nhân vật chính Huấn Cao, lại vừa phải nắm chắc kiến thức về phong cách tác giả Nguyễn Tuân, kiến thức văn học sử về hai giai đoạn văn học 1930 – 1945, và văn học 1945 – 1975. Đồng thời, cần phải nhuần nhuyễn cách làm dạng bài so sánh văn học, các thao tác phân tích, tổng hợp…diễn đạt mạch lạc, phong phú.
Về hướng tích hợp: có thể thấy các cách tích hợp sau: Hai tác phẩm của cùng một tác giả (như đề minh họa 2018); theo nhóm nhân vật, nhóm đề tài, nhóm chủ đề; theo phong cách sáng tác; tích hợp để so sánh làm nổi bật 2 trào lưu văn học; tích hợp so sánh một khía cạnh nào đó về nội dung (như giá trị hiện thực, nhân đạo), giá trị nghệ thuật (như tình huống, bố cục, cách kết thúc)…
Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học
Giới thiệu đề thi minh họa:
Ma trận đề:

 
Nội dung
Mức độ cần đạt Tổng     số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
I. Đọc- hiểu Ngữ liệu: văn bản nghệ thuật
Tiêu chí chọn ngữ liệu:
+ 1 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh.
+ Độ dài khoảng 150 chữ.
Nhận diện thể loại/ phương thức biểu đạt/ PCNN văn bản.
– Chỉ ra chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ…nổi bật trong văn bản.
– Khái quát chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính… mà văn bản đề cập.
– Hiểu được quan điểm, tư tưởng của tác giả
– Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc sử dụng thể loại/ phương thức biểu đạt/ từ ngữ/ chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ…trong văn bản.
-Nhận xét/ đánh giá về tư tưởng/ tình cảm/ quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản.
– Nhận xét về giá trị nội dung/ nghệ thuật của văn bản.
– Rút ra bài học về tư tưởng/ nhận thức.
 
   
 
 
 
Tổng
Số câu 1 2
 
1 0 4
Số điểm         3,0
II. Làm văn
 
Nghị luận xã hội
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong phần đọc – hiểu
      Viết đoạn văn  
 
 
 
Tổng
Số câu       1
 
1
Số điểm       2,0 2,0
  Nghị luận văn học
Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi/ bài thơ/ đoạn thơ/ nhân vật/ tình huống truyện…
Tích hợp kiến thức các tác phẩm lớp 11
      Viết bài văn  
 
Tổng cộng
 
Số câu  
 
          
 
   
1
 
1
Số điểm
 
      5,0 5,0

 
TÀI LIỆU TẠI HỘI THẢO ÔN THI THPT QUỐC GIA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *