Vấn đề độc lập dân tộc là vấn đề sống còn của một quốc gia. Tuy nhiên, bàn về vấn đề này lại có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng vấn đề chủ quyền dân tộc là chuyện của Đảng và Chính phủ. Lại có ý kiến cho rằng đó là vấn đề của riêng thanh niên, những người được coi là thế hệ gánh vác trọng trách với Tổ quốc.
Anh/chị có đồng tình với những ý kiến trên hay không? Hãy viết một bài văn trình bày quan điểm của anh/chị về vấn đề chủ quyền dân tộc trong thời đại hiện nay? (câu hỏi 7 điểm )
Yêu cầu :
Học sinh có những quan điểm riêng đúng đắn, nghiêm túc về một vấn đề chính trị. Có thể tham khảo các ý sau:
Mở bài:
– Nêu vấn đề cần nghị luận: vấn đề chủ quyền dân tộc
-Bàn về vấn đề chủ quyền dân tộc ,có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau
Thân bài:
Giải thích khái niệm
– Hiểu khái niệm chủ quyền dân tộc, những phương diện thể hiện chủ quyền của một dân tộc và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc: chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình.
-Bảo vệ chủ quyền dân tộc là bảo vệ quyền làm chủ, quyền độc lập của dân tộc. Đây cũng là nhiệm vụ thiêng liêng mà ông cha ta đã không tiếc máu xương mình để gìn giữ từ bao đời nay. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, bảo vệ chủ quyền TQ của cha ông.
Bình luận:
+Bàn về các ý kiến nêu ra trong đề bài, chỉ ra điểm đúng và sai và có sự lí giải thuyết phục
-Vấn đề chủ quyền dân tộc là chuyện của Đảng và Chính phủ :Điểm đúng và sai? dẫn chứng, phân tích…
-Đó là vấn đề của riêng thanh niên, những người được coi là thế hệ gánh vác trọng trách với Tổ quốc: Điểm đúng và sai? dẫn chứng, phân tích….
+Trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề chủ quyền dân tộc. Yêu cầu phù hợp với đạo đức xã hội và pháp luật.
-Vấn đề chủ quyền dân tộc là nhiệm vụ thiêng liêng của Đảng, Chính phủ và tất cả chúng ta, đặc biệt là thế hệ thanh niên.
– Phê phán những biểu hiện tiêu cực, lơ là mất cảnh giác trước vấn đề chủ quyền dân tộc, thiếu trách nhiệm với Tổ quốc với những hành động quá khích gây rối, nghe theo sự xúi giục của đối tượng xấu…
– Rút ra bài học cho bản thân trong học tập, cuộc sống: chúng ta cần suy nghĩ và hành động như thế nào để bảo vệ chủ quyền dân tộc
Xem thêm bài nghị luận xã hội về Trường Sa tại đây:
http://vanhay.edu.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-truong-sa
Thang điểm:
– Điểm 7,0
Nội dung bám sát yêu cầu của đề, làm nổi bật những vấn đề đề bài yêu cầu, thể hiện được quan điểm cá nhân trong việc giải quyết yêu cầu của đề bài, bài viết có cảm xúc .
Viết đúng thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Không mắc hoặc mắc ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
– Điểm 5
Nội dung bám sát yêu cầu của đề, làm nổi bật phần lớn những vấn đề đề bài yêu cầu, đã thể hiện được quan điểm cá nhân trong việc giải quyết yêu cầu của đề bài, bài viết tương đối có cảm xúc. Cơ bản đảm bảo yêu cầu về thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Có thể mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt tương đối rõ ràng (khoảng 5 đến 10 lỗi).
– Điểm 3
Nội dung tương đối bám sát yêu cầu của đề, nêu được các nội dung hoặc làm rõ 1/2 nội dung đề bài yêu cầu, có thể hiện được quan điểm cá nhân trong việc giải quyết yêu cầu của đề bài. Cơ bản đảm bảo yêu cầu về thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Mắc tương đối nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt tương đối rõ ràng (khoảng 10 lỗi trở lên).
– Điểm 1
Nội dung chưa bám sát yêu cầu của đề, bài viết lan man hoặc quá sơ sài. Không đảm bảo yêu cầu về thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Mắc rất nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt tương đối rõ ràng.
– Điểm 0 (kém): sai lạc hoàn toàn.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12