Phương pháp nhận biết các hình thức đoạn văn
+ Các cách thức xây dựng đoạn văn gồm có diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng phân hợp, song hành, rút gọn. Thông thường, có hai kiếu bài liên quan đến cách thức xây đựng đoạn văn: Kiểu bài thứ nhất là yêu cầu học sinh tìm ra cách thức xây dựng đoạn văn của một đoạn văn nhất định, kiếu bài thứ hai là yêu cầu học sinh xây dựng một đoạn văn mới theo một cách thức nhất đinh được đưa ra từ trước.
+ Để phân biệt các cách thức xây dựng đoạn văn, học sinh lưu ý hai điếm sau:
Thứ nhất, học sinh tìm nội dung chính của đoạn văn. Việc tìm nội dung chính của đoạn văn được thực hiện bằng việc liên kết nội dung câu từ những từ quan trọng trong văn bản.
Thứ hai, học sinh chú ý tìm câu chủ đề trong đoạn văn đó. Sau khi tìm được nội dung của đoạn trích, học sinh triển khai tim câu chủ đề của đoạn văn bằng cách “khớp” nội dung của đoạn trích với các câu của đoạn văn, xem câu nào phù hợp với nội dung được phản ánh nhất, câu đó sẽ là câu chủ đề. Đối với những đoạn văn được viết theo phong cách móc xích, song hành sẽ không có câu chủ đề thì học sinh cần tìm mối quan hệ giữa nội dung chính được phản ánh ở tất cả các câu văn.
Thứ ba, tìm mối liên hệ giữa câu chủ đề với nội dung của văn bản và rút ra kết luận về kiểu đoạn văn.
Bài tập tham khảo
Ví dụ: Xét đoạn văn sau:
Mũi Ngọc. Trên chỏm nó là một cái đồn. Dưới chân nó là một tí phố cụt của cây số cuối cùng thuộc đường số 4. Mười căn nhà ngói, mái thâm giòn, hòn ngói đực xoắn xuýt lấy hòn ngói cái. Chỉ có cái trạm hàng giang là còn cái màu ngói của một trụ sở mới. Nước thủy triều vẫn rút xuống. Tìm cái tàu thủy đón đoàn ra Cô Tô thì chưa thấy nó đâu cả. Cát ở đây vàng rộm hoàn toàn khác hẳn cát bãi Trà Cổ xam xám sền sệt.
(Nguyễn Tuân, Cô Tô)
Trong đoạn trích trên có những từ ngữ chính thể hiện nội dung của đoạn trích: Mũi Ngọc, cái đồn, phố, đường sô’4, căn nhà ngói, Cô Tô… Các từ ngữ chính đó thế hiện các khung cảnh của Mũi Ngọc. Từ những từ ngữ chính và nội dung được rút ra, đối chiếu với các câu trong đoạn trích, người đọc nhận thấy câu chủ đề của đoạn văn là “Mũi Ngọc” (câu đặc biệt). Từ đó kết luận đoạn văn trên viết theo phương thức diễn dịch.
Như vậy, bản chất việc tìm ra cách thức xây dựng đoạn vàn chính là tìm ra mối quan hệ giữa câu chủ đề và các câu văn còn lại trong đoạn văn (tìm ra vị trí của nó trong đoạn văn đó), để làm được đó học sinh cần nắm được nội dung của đoạn văn một cách rõ ràng, có tiêu chí cụ thể thông qua các từ ngữ.
Dạng bài thứ hai yêu cầu học sinh viết đoạn văn theo cách thức xây dựng đoạn Văn cho trước (thường chỉ yêu cầu học sinh xây dựng đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp). Đế làm được dạng bài này, học sinh chỉ cần xây dựng được câu chủ đê phu hợp và đặt vào vị trí thích hợp.
Dưới đây là bài tập đế học sinh nhận dạng rõ hơn về đom vị kiến thức này:
(1)Cái đòn gánh cong xuống vì hàng nặng, kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp điệu của bước đi. Chịu khó, chịu khó từng tí một, hết bước nọ sang bước kia, cứ thế mà đi không nghĩ ngơ.i. Tâm thấy ngày nay cũng như mọi ngày, ngày mai cũng thế nữa; tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức, như tấm vải thô dệt đều nhau. Có phải đâu chỉ một mình cô; trong những lũy tre xanh kia, bao nhiêu người cũng như cô, cũng phải chịu khó và nhọc nhằn, để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, nuôi các em. Tâm không chán nản cũng không tự kiêu, chỉ thấy yên tâm chắc chắn, như nhiều người khác cũng làm việc, cũng sống như nàng.
(2) Tâm cứ bước đều chân và đến chợ vẫn còn sớm. Nàng bày hàng trên khoảng đất nàng vẫn ngồi xưa nay. Ánh sáng đầu tiên của mặt trời lấp lánh trên mặt kính các ô hàng. Các màu đua nhau thắm tươi dưới ngón tay xinh xắn của Tâm: những cuộn chỉ mượt, những cái cúc xà cừ, những gương lược sáng loáng. Cái gì cũng sạch sẽ ngăn nắp, nhỏ nhắn như công việc, như ý nghĩ của cô hàng xén.
(Thạch Lam, Cô hàng xén)
Đoạn (1) được viết theo phương thức xây dựng đoạn văn nào? Giải thích tại sao anh (chị) nhận biết được điều đó.
Đáp án: Đoạn (1) được viết bằng phương thức quy nạp. Nguyên nhân: Câu cuối nêu lên nội dung của toàn đoạn, đó là nói về cuộc sống mòn mỏi, ngày này qua ngày khác của nhân vật Tâm và tâm trạng của chị. Các câu còn lại phục vụ cho nội dung chính này.
Nguyễn Thế Hưng
Xem thêm :
Cách thức trình bày đoạn văn: Diễn dịch- quy nạp- song hành- móc xích- tổng phân hợp