Phân biệt Các biện pháp tu từ đã học : Ẩn dụ và hoán dụ

Hướng dẫn phân biệt ẩn dụ và hoán dụ trong tiếng Việt. Cách nhận biết các biện pháp tu từ thường gặp . Bí quyết làm đề đọc hiểu đạt điểm tuyệt đối trong kì thi THPT Quốc gia .

Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Đây là nội dung quan trọng và khiến nhiều học sinh nhầm lẫn. Học sinh cần phân biệt rõ ràng dựa trên những tiêu chí cụ thể được đề ra dưới đây để làm bài thi một cách chính xác, tránh làm mù mờ mà không hiếu ý của câu hỏi.

Điểm giống nhau giữa Ẩn dụ và hoán dụ

Về bản chất, ẩn dụ và hoán dụ có những nét giống nhau như sau:
+ Đều lấy tên sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác . Về mặt hình thức hoán dụ giống ẩn dụ ở  chỗ chi có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia(vế được biểu hiện) bị che lấp đi.
+ Cùng được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, trong đó cơ bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Vì giống nhau nhiều điểm như vậy nên nếu chỉ nhìn vào mặt hình thức, học sinh sẽ rất dễ bị nhầm lẫn về hai biện pháp nghệ thuật này.

Điểm Khác nhau giữa Ẩn dụ và hoán dụ

+ Ẩn dụ:

Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đông, tức giống nhau về phương diện nào đó (hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác).
Ấn dụ lâm thời biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật .Cơ sở của ẩn dụ dựa trên sự liên tưởng giống nhau của hai đối tượng băng so sánh ngầm. Về mặt nội dung(cấu tạo bên trong), ẩn dụ phải rút ra nét cá biệt giống nhau giữa hai đối tượng vốn là khác loại, không cùng bản chất. Nét giông nhau là cơ sở để hình thành ẩn dụ, đồng thời cũng là hạt nhân nội dung của ẩn dụ.
Chức năng chủ  yếu của ân dụ là biểu cảm. Hiện nay ẩn dụ được dùng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, không những trong văn xuôi nghệ thuật mà còn trong phong cách chính luận nhưng nhiều nhất vẫn là trong thơ ca.
Xét ví dụ sau:
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa
(Ca dao)
Trong ví dụ trên, cây đa bến cũ có những nét tương đồng với những kỉ niệm đẹp , con đò khác đưa có ý nghĩa tương tự việc cô gái đã đi lấy người con trai khác làm chồng , đã thay  đổi , xa nhau về tình cảm. Thông qua nghệ thuật ẩn dụ, tác giả dân gian đã chọn được hình ảnh quen thuộc , gợi nhớ diễn đạt được một lời oán trách kín đáo .
Xét một ví dụ khác về ẩn dụ :
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông
(Nguyễn Du)
Trong ví dụ trên, tác giả đã sứ dụng hình ảnh lửa lựu đế ẩn dụ cho việc mùa hè đến (cùng tính chất nóng). Đây là việc tác giá so sánh ngầm giữa tính chất của lửa và tính chất của mùa hè với nhau, tạo nên liên tưởng thú vị.

Hoán dụ:

Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương cận, tức đi đôi, gần gũi  với  nhau ( bộ phận -toàn thế; vật chứa đựng -vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật. sự vật; cụ thể -trừu tượng).
Hoán dụ biểu thị mối quan hệ gần gũi, có thực giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biếu hiện. Hoán dụ không thể hiện sự giống nhau giữa hai đối tượng được đưa ra mà chỉthê hiện sự đi đôi, sóng đôi, liên tưởng đến nhau giữa hai đối tượng.
Cơ sở của hoán dụ dựa trên sự liên tưởng kế cận của hai đối tượng mà không so sánh. Ve mặt nội dung cơ sở để hình thành hoán dụ là sự liên tưởng phát hiện ra mối quan hệ khách quan có thực có tính chất vật chất hoặc logic giữa các đối tượng.
Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức. Nó được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau nhưng thường đắc dụng trong văn xuôi nghệ thuật, vì sức manh của nó vừa ở tinh cá thể hoá và tính cụ thể vừa ở tính biểu cảm kín đáo và sâu sắc.
Xét ví dụ sau:
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân ầău gối vẫn săn gân.
(Tố Hữu)
Trong câu thơ trên, hình ảnh “bắp chân đầu gối vẫn săn gân” không chỉ một thực tế về cơ thể của các anh lính mà nhằm thể hiện ý nghĩa ca ngợi về ý chí chiến đấu của các anh lính bộ đội cụ Hồ là một ý chí dẻo dai, bền bỉ. Đây là hai hình ảnh gần gũi, đi đôi với nhau, được suy ra từ một sự liên tưởng phát hiện, chứ không hoàn toàn đồng nhất như tính chất của ẩn dụ.
Xét một ví dụ khác có sử dụng cả hoán dụ và ẩn dụ trong một cặp câu thơ:
Thôn Đoài ngôi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giaafu không thôn nào
(Nguyễn Bính)
Ở câu thơ trên, câu đầu nhà thơ sử dụng nghệ thuật hoán dụ khi dùng “thôn Đoài” và “thôn Đông” nhưng ám chỉ đến “người ở thôn Đoài” và “người ở thôn Đông”.
Ở câu thơ dưới, “cau” và “trầu” tương đồng với những người đang yêu nhau, đang nhớ nhau, tạo nên cách nói lấp lửng, thập thò, bóng gió của những đôi lứa yêu nhau nhưng còn ngại ngùng chưa dám ngỏ lời. (ngoài nghệ thuật ẩn dụ và hoán dụ, việc nói “thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông” có thế được coi là việc tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá)

Tiêu chí Ẩn dụ Hoán dụ
Mối quan hệ giữa hai đối tượng Tương đồng (giống nhau) Tương cận (gần gũi, đi đôi với nhau)
Cơ sở tạo thành So sánh ngầm giữa hai đối tượng giống nhau Liên tưởng kề cận
Chức năng chủ yếu Biếu cảm Nhận thức
Phân loại cụ thể hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; chuyên đổi cảm giác bộ phận để chi toàn thê; vật chứa đựng đê’ gọi vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật đế gọi sự vật; cụ thế đế chi trừu tượng

Tiêu chí phân biệt ẩn dụ và hoán dụ :

Để phằn biệt được ẩn dụ và hoán dụ, học sinh dựa vào ba tiêu chí sau:
+ Tiêu chí khái niệm: Xem xét câu văn, câu thơ được đưa ra có đối tượng nào được nhắc đến, đối tượng nào là đối tượng được ngầm ẩn đằng sau. Sau đó học sinh tìm hiểu quan hệ giữa hai đối tượng này là mối quan hệ tương đồng, giống nhau (thể hiện một trong bốn kiểu: hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác) hay là mối quan hệ tương cận, gần gũi, đi đôi cùng nhau (thể hiện một trong bốn kiểu đi cùng nhau là- bộ phận – toàn thể; vật chứa đựng – vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật – sự vật; cụ thể – trừu tượng).
Nếu giữa hai đối tượng (miêu tả và được miêu tả, ngầm ẩn đăng sau) là mối quan hệ tương đồng (không trải qua sự liên tưởng, suy tưởng) thì kết luận là ẩn dụ, nếu là mối quan hệ tương cận, gần gũi, đi đôi cùng nhau (cần có sự liên tưởng kề cận) thì là hoán dụ.
Ví dụ:
Xét câu văn “Dân tộc Việt Nam nay lại được đặt trước hai con đường: một là khoanh tay cúi đầu trở lại nô lệ; hai là đấu tranh đến cùng để giành lây tự do và độc lập” của Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy:
Từ “khoanh tay cúi đầu” và tánh chất “hèn hạ, kém cỏi, chấp nhân thua cuộc” là hai điều có mối quan hệ tương đồng với nhau, không cần trải qua sự suy tưởng, do đó kết luận đây là việc nhà văn sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ.
Một ví dụ khác:
Hỡi cô yếm thắm loà xoà
Lại đây đập đất trông cà với anh
Trong câu ca dao trên, hình ảnh “cô yếm thắm loà xoà” là hình ảnh được đối chiếu đề mang ý nghĩa chỉ những cô gái hay ăn diện, rong chơi. Với ý nghĩa như trên, chỉ bằng dấu hiệu của cô gái (ăn mặc loà xoà) mà nhà thơ gợi dẫn đền phẩm chất của cô (ăn diện), đầy là hai điều có mối quan hệ tương cận, gần gũi, cần phải trải qua bước liên tưởng kế cận mới thấy được. Do đó đây là câu ca dao mà nhân dân ta đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ.
+ Tiêu chí phân loại:
Để rõ ràng về bản chất của chi tiết được sử dựng trong văn bản nghệ thuật là hoán dụ  hay ẩn dụ, cách tốt nhất là học sinh tự trả lời câu hỏi: Nếu là ẩn dụ thi đây là loại án dụ nào trong bốn kiểu ẩn dụ? Còn nếu như là hoán dụ thì đây là loại hoán dụ nào  trong bốn kiểu hoán dụ?
Trả lòi và giải thích một cách rõ ràng về loại ẩn dụ/ hoán dụ đã nêu, học sình sẽ có cơ sở rõ ràng về kết luận của mình, tránh suy đoán theo cảm tính.
+Tiêu chí nội dung, giá trị của chi tiết nghệ thuật
Tiêu chí này cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định biện pháp thuật mà nhà thơ sử dụng là ẩn dụ hay hoán dụ.
 
Xét ví  dụ sau:
Hươu cao cổ
Có móc câu
Gật gật đầu
Trông ngộ quá
Cho nắm lá
Hươu không ăn ;
Hươu vững tâm
Làm việc nặng
Yêu bến cảng
Có bầy hươu
Sớm lại chiều
Câu hàng hóa
(Định Hải – Hươu cao cổ)
Đối với ví dụ trên, hươu cao cổ là hình ảnh ẩn dụ cho chiếc cần cẩu, cách thức ẩn dụ là ẩn dụ hình thức (chiếc cần cẩu trông giống như hươu cao cổ). Xét về mặt nội dung của bài thơ, đối tượng hướng đến là trẻ em (cách ví von chiếc cần cẩu là chú hươu cao cổ là cách ví von hồn nhiên, ngộ nghĩnh dành cho trẻ thơ, khiến câu thơ trở nên dễ hiểu hơn). Nếu hiểu như vậy, câu thơ sẽ phù hợp hơn với đối tượng (không hiểu bài thơ sử dụng biện pháp hoán dụ, loại hoán dụ là loại lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật thì sẽ khiến câu thơ trở nên phức tạp, khó hiểu, khó giải thích về tư tưởng và dụng ý của tác giả)
Xét các ví dụ tương tự khác:
Nếu được sống một nghìn cuộc đời
Với một trái tim như thế
Buốt nhức vì giận hòm
vì yêu
vì nhớ
Thì tôi chẳng bao giờ đổi
Trái tim buốt nhức này
để lấy  một trái tim bình yên khác
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Trái  tím đừng lúc nào tĩnh vật
Mà thiết  tha đời như ngọn cây
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Trong hai ví dụ trên, hình ảnh trái tim là hình ảnh khiến học sinh bàn khoăn là hình ảnh ẩn dụ phẩm chất hay là hình ảnh hoán dụ lấy đấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật. Khi hiểu theo trường hợp thứ hai, người đọc nhận thấy hợp lí với nội dung mà nhà thơ muốn phản ánh hon. Bên cạnh mối quan hệ giữa “trái tim” và ‘”đời sống tình cảm của người phụ nữ” là mối quan hệ tương cận, ở đây người viết muốn phản ánh không phải tính chất, phẩm chất của trái tim mà hơn cả là nhà thơ muốn khẳng đinh tính chất phong phú, phức tạp, nhiều cung bậc phong phú của tâm hồn người phụ nữ.

Bài tập giúp phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Dựa vào phần phân biệt ẩn dụ, hoán dụ kể trên, học sinh hãy xác định và nhận diện ở những phần in đậm dưới đây đấu là câu văn nhà văn sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ, đâu là câu văn nhà văn sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ.
(1)   Hỡi anh đi đường cái quan
Em xem khăn gói anh mang những gì?
Hay là giận vợ ra đi,
Anh cứ thú thật em thì mang cho
(Ca dao)
(2) Hội trường đứng dậy vồ tay đón chào diễn giả đang đến với niềm hưng phấn vô ngần.
(3)
Em đi, như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc
Em ở, trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh tre
Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít
( Chế Lan Viên )
(4) Đàn buồn, đàn lặng ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
(5)
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đêm mãi mãi
Đã hôn rôi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…
(Xuân Diệu, Biển)
( 6) Mẹ ơi, con bận trăm công nghìn việc chứ có phải là con rảnh rỗi đâu!
( 7)
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy
(Thanh Thảo, Đàn ghi-ta của Lorcà)
(8)Ôi trảng dầu những chiếc lá khô cong
mỗi bước chân rì rầm tiếng nói
Đêm hành quân qua nhiều đống lửa
Bùng tự nhiên ngay giữa lối mòn
thế hệ chúng tôi bùng ngọn lửa chính mình
Soi sáng đường đi tới
Có những đêm mưa quất bốn bề
Giữa Tháp Mười không mái lá nương che
Nước đã giật phải đẩy xuồng băng trấp
Lúc ấy chân trời là lưng người đi trước
Vụt loé lên qua ánh chớp màn mưa
(9) Cả năm châu lục đêu hưởng ứng
( 10).
Hái một nụ thơm em
Là bước đầu biết khổ
Hái thêm lá em mở
Đau suốt đời ngẩn ngơ
Khi vẫn là hai bờ
Một dòng sông ngang trái.
(Hoàng Cầm,Duyên kiếp)
(11)
Chiều êm đềm, người thanh thản lại qua,
Cây  thốt nốt rắc nắng vàng xuống cỏ
Lũ trẻ gấp những tàu bay nhỏ
Thả là là trên mặt cỏ xanh
 
(Đào Ngọc Phong, Tượng đài chiến sĩ Việt Nam)
(1  – Không, không thể  ở    bên này được
Ngày mai, ngày mai, bọn giặc
Cơn lũ gầm lên, thách thức
(Trần Nhật Thu, Nhịp cầu em gái)
Đáp án
(Lưu ý chi nên xem sau khi đã thực hiện xong bài tập vào vở bài tập)
Những câu văn sử dụng nghệ thuật ẩn dụ: (3), (4), (5), (10), (11)
Những câu ván sử dụng nghệ thuật hoán dụ: (1), (2), (6), (7), (8), (9)
Học sinh tự giải thích nguyên nhân tại sao lại là hoán dụ, ấn dụ dựa vào các tiêu chí đã phân tích ở trên: khái niệm, phân loại và nội dung câu thơ, tư tưởng mà nhà thơ muốn phản ánh.

Nguyễn Thế Hưng

Xem thêm :

  1. Phân biệt Ẩn Dụ và Hoán dụ-Cách làm bài tập về biện pháp tu từ ,
  2. Các biện pháp tu từ đã học trong chương trình THPT
  3. Ẩn dụ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *