Định hướng tổ chức 02 tiết ông tập rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh

I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA 2 TIẾT ÔN TẬP TRONG KẾ HOẠCH ÔN TẬP CHUNG

  • Tổng số tiết ôn tập của các trường: 50 tiết -> 80 tiết.
  • Tổng số tiết ôn tập, RLKN dành cho câu NLXH là 10-> 20 tiết, chiếm khoảng 20%.
  • Chuyên đề định hướng 2 tiết ôn tập đầu tiên trong KH ôn phần

II.  XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Câu NLXH chiếm 20% số điểm bài thi Ngữ văn -> cần đầu tư thời gian thích đáng, sử dụng phương pháp ôn tập hợp lí để đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao điểm số chung của toàn bài.
  • Giúp HS nhận thức được sự cần thiết phải làm câu NLXH, không được bỏ câu.
  • GV cần xác định rõ mục tiêu cho từng bài ôn tập phần NLXH, tránh đặt mục tiêu chung chung, dàn đều hoặc lặp đi lặp lại các kĩ năng ở các bài khác nhau dẫn đến nhàm chán, HS không phát triển và nâng cao được kĩ năng của mình.

Tùy thuộc vào số tiết ôn tập phần NLXH trong KH mà xây dưng mục tiêu ôn tập cho từng bài dạy phù hợp.

Ví dụ:

Tiết Mục tiêu
1,2 –  Ôn tập, củng cố lí thuyết

–  Nhận diện đề, lập ý, định hướng dẫn chứng

3,4 –   Nhận diện đề, lập ý, định hướng dẫn chứng cho đoạn văn NL về một khía cạnh tư tưởng đạo lí

–  Viết đoạn

5,6 –   Biết lựa chọn và đưa dẫn chứng phù hợp với đoạn văn NL về một khía cạnh tư tưởng đạo lí

–  Viết đoạn

7,8 –   Nhận diện đề, lập ý, định hướng dẫn chứng cho đoạn văn NL về một khía cạnh hiện tượng đời sống

–  Viết đoạn

9,10 –   Biết lựa chọn và đưa dẫn chứng phù hợp với đoạn văn NL về một khía cạnh hiện tượng đời sống

–  Viết đoạn

11,12 –  Nâng cao kĩ năng mở đoạn, kết đoạn hấp dẫn đối với câu NLXH

–  Viết đoạn

  ….

Lưu ý:

Yêu cầu viết đoạn nghị luận xã hội được rút ra từ phần đọc – hiểu, bởi vậy, GV nên kết hợp ngữ liệu đã sử dụng trong bài Ôn tập Đọc – hiểu trước đó. Mỗi bài ôn tập Đọc – hiểu cũng nên đặt ra mục tiêu và lựa chọn ngữ liệu tương ứng với câu NLXH để các bài ôn tập có tính liên kết chặt chẽ; phát huy hiệu quả tối đa của mỗi ngữ liệu; tiết kiệm thời gian tìm ngữ liệu cho GV; HS hiểu vấn đề sâu sắc, cặn kẽ, hệ thống hơn.

III.  ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

1. Định hướng ôn tập kiến thức, kĩ năng cơ bản

1.1 Kiến thức: chủ yếu là kiến thức xã hội

  • GV có thể định hướng HS chủ động đọc, xem, tìm hiểu các kiến thức xã hội theo lĩnh vực: văn hóa, giáo dục, y tế, đời sống… thông qua đọc báo, xem thời sự…
  • Phân công HS tìm hiểu theo định hướng, tổ chức cho HS trình bày trước lớp khoảng 5-7 phút, trước mỗi tiết ôn hoặc dành trọn vẹn 1-2 tiết.

1.2  Kĩ năng:

  • Viết đoạn:

+ Hình thức

+ Dung lượng

  • Sử dụng các thao tác lập luận: bám vào cấu trúc đoạn văn

+ Các TTLL bắt buộc: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận

+ Để tăng sức thuyết phục có thể sử dụng: so sánh, bác bỏ

+ Để tạo sự hấp dẫn nên kết hợp với các phương thức biểu đạt.

  • Trình bày đoạn văn: Có nhiều hình thức, tuy nhiên nên trình bày theo hình thức cơ bản: Diễn dịch, quy nạp, đặc biệt là Tổng – Phân – Hợp.

Cấu trúc chung của đoạn văn NLXH về một khía cạnh:

1) Mở đoạn: Dẫn dắt -> nêu khía cạnh vấn đề/ vấn đề
2) Thân đoạn:
– Giải thích
– Bàn bạc: Khía cạnh của vấn đề
+ Lí lẽ 1
+ Lí lẽ:…
– Phản đề
3) Kết đoạn: Kết luận, nêu bài học

  • Lựa chọn và sử dụng dẫn chứng: yêu cầu bắt buộc, học thành tiết riêng.
  • Diễn đạt: ngắn gọn, trong sáng, rõ ý.

2.  Định hướng rèn luyện kĩ năng

GV có thể lập và in sẵn phiếu học tập để HS thực hành các bước tương ứng và các thao tác cụ thể, đảm bảo HS ghi nhớ và dần dần thuần thục các kĩ năng.

  2.1  Nhận diện đề và lập ý

Các bước Kĩ năng Vận dụng
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận diện đề

–  Đọc kĩ đề

–       Xác     định   từ khóa

–     Xác định khía cạnh nghị luận

Đề bài:

Tôi sinh ra ở Ilsan, một thành phố gần Seoul, Hàn Quốc. Đó là một nơi tuyệt đẹp, với hồ nước, những ngọn đồi và thậm chí là lễ hội hoa hàng năm. Tôi đã trải qua tuổi thơ hạnh phúc ở đó và tôi chỉ là một cậu bé bình thường. Tôi đã từng ngắm nhìn bầu trời đêm và mơ những giấc mơ của một cậu bé. Tôi đã từng tưởng tượng mình là một siêu anh hùng giải cứu thế giới.

Trong phần giới thiệu của một trong những album đầu tiên của chúng tôi có câu hát: “Trái tim tôi đã ngừng đập khi tôi lên 9 hay 10”. Nghĩ lại thì đó là lúc tôi bắt đầu lo lắng người khác

 nghĩ gì về tôi và tôi bắt đầu nhìn nhận bản thân mình qua con mắt của họ. Tôi không ngắm nhìn bầu trời đêm và những ngôi sao nữa. Tôi cũng ngừng mơ mộng. Thay vào đó, tôi cố gắng ép mình vào khuôn mẫu mà người khác dựng nên. Chẳng mấy chốc, tôi đã im lặng và bắt đầu lắng nghe tiếng nói của người khác. Không còn ai gọi tên tôi và chính tôi cũng vậy. Trái tim tôi ngừng đập và đôi mắt tôi nhắm nghiền lại. Vì vậy, nếu cứ tiếp tục như thế, tôi, chúng ta, tất cả sẽ đánh mất chính mình. Chúng ta đều trở thành những bóng ma.

(Trích bài phát biểu của RM – nhóm BTS – tại phiên họp 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc. Bản dịch của UNICEF Việt Nam)

Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải trân

trọng giá trị của bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

Lập ý

Mở đoạn: Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, đó là điều cốt lõi tạo nên con người bạn.
Thân đoạn:

– Giải thích:

 

Giá trị của bản thân là ý nghĩa của sự tồn tại, là nội lực riêng trong mỗi con người; khẳng định được ví trí của mỗi người trong cuộc đời.

– Bàn luận: –   Ai cũng có những ưu – nhược điểm riêng, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không so sánh giữa người này với người khác.

–  Sự cần thiết phải trân trọng giá trị của bản thân:

+ Giúp bạn phải sống đúng với nghĩa một con người.

+ Giúp con người có những khả năng tư duy và hành động khác nhau, tạo nên sự đa dạng.

+ Biết điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế,

lựa chọn hướng đi đúng đắn như vậy sẽ đạt nhiều thành công.

    + Mỗi người cùng đóng góp giá trị riêng sẽ tạo ra
những giá trị lớn lao và tốt đẹp cho cuộc đời.
– Phản đề: – Giá trị bản thân mỗi người không phụ thuộc vào địa

vị hay tiền bạc họ có trong tay mà phụ thuộc vào sự

  nỗ lực của mỗi người trong cuộc sống.

– Giá trị đó dù lớn lao hay nhỏ bé cũng cần được tôn trọng.

Kết đoạn: –  Cần nỗ lực học tập rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.

–  Mỗi người hãy sống là chính mình, dám khẳng định

mình giữa cuộc đời.

 

2.2 Viết đoạn văn

Cấu trúc Các ý cơ bản Viết đoạn

(Dành cho đối tượng HS TB, yếu)

Viết đoạn

(Dành cho đối tượng HS khá, giỏi)

Mở đoạn: Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, đó là điều cốt lõi tạo nên con người bạn. Ai cũng có trong mình những giá trị bản thân cần được tôn trọng, nó là yếu tố cốt lõi tạo nên con người bạn, không  lẫn với bất kì một ai. Nhà thơ Eptusenko khẳng định: Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời/ Mỗi số phận chứa một phần lịch sử/ Mỗi số phận rất riêng, dù rất nhỏ / Chắc hành tinh nào đã

sánh nổi đâu?

Thân đoạn:

–    Giải thích:

 

Giá trị của bản thân là ý nghĩa của sự tồn tại, là nội lực riêng trong mỗi con người; khẳng định được ví trí của mỗi người trong cuộc đời.

Giá trị của bản thân có thể hiểu là ý nghĩa của sự tồn tại, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để  họ khẳng định được ví trí của mình trong cuộc đời. Bạn có thể học chưa giỏi nhưng bạn chơi thể thao rất cừ, bạn hát không hay nhưng luôn sôi nổi, tích cực trong mọi hoạt động, có thể bạn không xinh đẹp nhưng bạn nói chuyện

thật thu hút.

Giống như vì tinh tú, mỗi cá nhân tồn tại trong cuộc đời này đều lấp lánh vẻ đẹp bởi một thứ ánh sáng riêng không thể lẫn.
–    Bàn luận: – Ai cũng có những      ưu     –

nhược điểm riêng, bởi vậy mỗi người  lại có

giá      trị     khác

Những ưu – nhược điểm đó tạo nên giá trị riêng cho mỗi người, ta không nên vì thế mà so sánh bản thân với bất kì  ai  khác mà phải  luôn biết

trân   trong   giá   trị   của bản

Bạn đừng nên so sánh bản thân với bất kì ai mà hãy luôn trân trọng giá trị bản thân mình, làm cho nó tỏa sáng   khiến   ai   cũng phải

thán  phục  và  ngưỡng mộ.

  nhau, không so thân. Trân trọng giá trị của Thực tế, không phải ai ngay
sánh giữa người này với người khác.

– Sự cần thiết

bản thân là điều vô cùng cần thiết bởi khi đó bản thân sẽ xác   định   được   cách  sống

đúng đắn, tích cực không chỉ

từ khi ra đời đã sẵn có giá trị, cũng không phải có người chỉ có ưu điểm. Trên

hành  trình  thực  hiện   ước

phải   trân          trọng giá trị của bản

thân:

cho mình mà cho mọi người. Khi bạn ý thức được giá trị

bản  thân  cũng  có  nghĩa   là

mơ của đời mình, cùng với việc        vượt  qua          trở      ngại,

cùng với việc đối diện với

+ Giúp bạn phải sống đúng với nghĩa một con

người.

bạn sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế,  như   vậy   sẽ   đạt nhiều

thành công trong cuộc sống.

khó khăn họ đã tạo ra giá trị cho bản thân: biết lựa chọn hướng  đi  đúng  đắn,   khắc

phục  hạn   chế,  tư  duy  và

+      Giúp        con người  có  những

khả  năng  tư duy

Mỗi giá trị nhỏ bé của cá nhân sẽ cùng góp nên  những

giá trị lớn lao của cộng đồng,

hành động đúng đắn, tạo dựng tên tuổi cho bản thân

và đóng góp cho cộng đồng

và hành động khác nhau, tạo nên sự đa dạng.

+ Biết điểm

đất nước để đất nước mình tươi đẹp hơn, để cuộc đời đáng sống hơn. xã hội. Chúng ta luôn ngưỡng mộ tên tuổi của những   tỷ   phú   Bill Gate,

Jackma,    chúng    ta  khâm

mạnh    để             phát

huy, điểm yếu để hạn chế,           lựa

  phục  các  diễn  giả   Hellen

Keller,   nhạc   sĩ   thiên              tài Beethoven…  chẳng  phải là

chọn hướng đi đúng đắn như vậy sẽ đạt nhiều

thành công.

  chúng ta đang khẳng định giá trị của họ bởi họ đã vượt qua biết bao khó  khăn

để  tạo  nên  giá  trị  của bản

+ Mỗi người cùng đóng góp giá   trị   riêng sẽ

tạo ra những  giá

  thân bằng những đóng góp lớn lao hay sao.
trị lớn lao và tốt đẹp    cho          cuộc

đời.

   
–   Phản đề: – Giá trị bản thân

mỗi                  người

Mỗi   người   đều   có   giá trị

riêng của mình và dù  lớn lao

Dù   sau   này   bạn   có        thể

không  thể  trở  thành người

  không phụ thuộc hay nhỏ bé cũng cần được nổi tiếng song luôn nhớ
  vào địa vị hay tôn trọng. Cần ý thức rằng rằng giá trị bản thân mỗi
  tiền bạc họ có giá trị bản thân mỗi người người không phụ thuộc vào
  trong tay mà phụ không phụ thuộc vào địa vị địa vị hay tiền bạc họ có
  thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người trong cuộc sống.

– Giá trị đó dù lớn lao hay nhỏ bé cũng cần

được tôn trọng.

hay tiền bạc họ có trong tay mà phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người trong cuộc sống. trong tay mà phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người trong cuộc sống
Kết đoạn: – Cần nỗ lực học

tập  rèn  luyện để

Bởi  vậy  mà ta không ngừng

nỗ lực học tập rèn luyện để

Bởi vậy mà hãy nỗ lực học

tập  rèn  luyện  để  làm tăng

  làm tăng giá trị làm tăng giá trị bản thân, trở giá trị bản thân, trở thành
  bản     thân,          trở thành người có ích cho xã người có ích cho xã hội;
  thành người có hội. Mỗi người hãy sống là hãy sống là chính mình,
  ích cho xã hội. chính mình, dám khẳng định dám khẳng định mình giữa
  – Mỗi người hãy giữa cuộc đời. cuộc đời. Đó chính là giá
  sống    là           chính   trị.
  mình,                    dám    
  khẳng định mình    
  giữa cuộc đời.    

 

3. Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm

3.1 Cần có tiêu chí bám sát hướng dẫn chấm của Bộ GD-ĐT

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sự cần thiết phải trân trọng giá trị của bản thân

0,25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải trân trọng giá trị của bản thân.

Có thể trình bày theo hướng sau:

Mỗi con người đều có những đặc điểm và giá trị khác nhau với những dấu ấn riêng. Nhờ có những giá trị riêng, con người có những khả năng tư duy và hành động khác nhau, tạo nên sự đa dạng cho cuộc sống. Mỗi người cần phải trân trọng những giá trị riêng biệt của bản thân và lựa chọn cho mình hướng đi thích hợp nhất, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

 

 

1,0
Cụ thể hóa điểm ý c:

–  Giải thích: 0,25

–  Bàn luận vào khía cạnh chính: 0,5

–  Dẫn chứng phù hợp: 0,25

 
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

0,25

 3.2 Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm

  • Đánh giá chéo: Cho HS nhận xét bài làm của nhau, từ đó rút ra ưu – nhược điểm của bạn và của bản thân.
  • GV đánh giá: GV căn cứ các tiêu chí, đánh giá đúng mức độ đạt được bài làm của HS, rút kinh nghiệm cho HS về các lỗi cụ thể.

Bổ sung gợi ý cách thức tổ chức rèn kỹ năng viết đoạn trên lớp (có thể tổ chức theo hình thức nào? Càng cụ thể càng tốt vì đây là vấn đề còn thực hiện chưa hiệu quả tại các nhà  trường)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *