Tuyên ngôn độc lập

Đề trọng tâm thi TN 2022: Đề chuyên sâu đoạn văn Tuyên Ngôn Độc Lập – Hồ Chí Minh

MỞ BÀI CHUNG

“Những ai muốn biết thế nào là một con người thực sự, vẻ đẹp của thế giới ở đâu, sự chiến thắng của chân lý trên trái đất ở nơi nào, mùa xuân ở đâu, xin mời đến thăm cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh, sự hiện diện mẫu mực của một con người anh hùng của thời đại…”. Đó là nhận xét rất xác đáng của tác giả Rơ-nê Đê Pêstre, người Cu-ba về chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không chỉ là một lãnh tụ tài ba, người anh hùng đã giải phóng dân tộc, đất nước Việt Nam thoát khỏi xiềng xích của nô lệ mà Người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc với nhiều tác phẩm đặc sắc trên nhiều thế loại khác nhau. Đặc biệt, bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời vào năm 1945 là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất, tiêu biểu cho phong cách văn chính luận của Người. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lập luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe. Bản “Tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu người đã hi sinh, bao nhiêu người bị tù đày… “là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam” (Trần Dân Tiên). read more

Đề tham khảo ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2021 – Môn Ngữ Văn – Đề 16 (Tuyên ngôn độc lập)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK

ĐỀ SỐ 16

(Đề gồm có 02 trang)

ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

 

  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích: 

                              Đông thì chật, ít thì thưa

                    Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân.

                              Quanh năm chân đất đầu trần

                    Tác tao sau những vũ vần bão giông.

                              Khi làm cây mác cây chông

                    Khi thành biển cả khi không là gì. read more

Đề tham khảo theo hướng mới về tác phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập

ĐỀ 2.  Nhận xét đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc”. Bằng cảm nhận của mình về đoạn trích sau, anh/chị hãy làm sáng tỏ điều đó: “Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.” (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Từ đó, anh/chị hãy liên hệ đến bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để thấy được nét thống nhất và đa dạng trong phong cách nghệ thuật của Người.
Hướng dẫn
1.Yêu cầu chung
– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài phát triển được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Biết liên hệ đến bài thơ Chiều tối để nhận xét về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm qua việc phân tích để làm sáng tỏ đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Yêu cầu cụ thể
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập”.
Phân tích làm sáng tỏ đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
– Nhiệm vụ của phần mở đầu một bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài. Nguyên lí của Tuyên ngôn độc lập là khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc. Nhưng ở đây Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để khẳng định “Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” của tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây chính là nghệ thuật “Lấy gậy ông đập lưng ông”.
– Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng và văn hóa của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết:
+ Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để “khoá miệng” bọn đế quốc Pháp, Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta (sự thật lịch sử đã chứng tỏ điều này).
+ Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm dấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.
– Đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau (và thực sự, cuộc cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791).
– Ý kiến “Suy rộng ra” là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau TK XX.
– Đoạn trích đã đưa ra căn cứ, lí lẽ xác đáng cho lập luận. Quá trình dẫn dắt tới căn cứ, lập luận chính xác, chặt chẽ . Qua đó có thể thấy tài năng lập luận bậc thầy, sự sâu sắc trong tư tưởng, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ đanh thép hùng hồn tạo nên sức mạnh luận chiến bất ngờ và sức hấp dẫn kì lạ của văn chính luận Hồ Chí Minh.
Liên hệ bài thơ “ Chiều tối” để làm rõ sự thống nhất, đa dạng trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
– Chiều tối là một trong những bài thơ trích trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh. Bài thơ tả bức tranh chiều tối nơi núi rừng lúc chiều muộn:
+ Cảnh thiên nhiên núi rừng đang chuyển vào đêm tối khi ánh sáng ban ngày lụi dần và tắt hẳn. Nhưng khi màn đêm buông xuống thì ánh sáng của con người trở thành trung tâm chi phối cái nhìn và cảm xúc của nhân vật trữ tình: “lô dĩ hồng”.
+ Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Qua đó, người đọc cảm nhận được tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh: Nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống; lòng nhân ái đến mức quên mình, tinh thần lạc quan cách mạng luôn hướng về sự sống ánh sáng của một thi sĩ – chiến sĩ.
– Sự thống nhất, đa dạng trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:
+ Thống nhất: Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại,phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng.Nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Văn chương Hồ Chí Minh đều thống nhất ở lối viết ngắn gọn, hàm súc, đầy thuyết phục.
+ Đa dạng: Thơ Bác tinh tế và nhạy cảm,có sự kết hợp rất tự nhiên giữa màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại. Qua mỗi vần thơ người đọc luôn thấy bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Văn chính luận của Người sắc sảo, lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục và kết hợp nhiều giọng điệu khác nhau.
NHÓM VĂN TRƯỜNG THPT C THANH LIÊM
Nhiệm vụ được phân công: Biên soạn đề trong bài “Tuyên ngôn độc lập”
của Hồ Chí Minh
 
Đề số 1: Có ý kiến cho rằng: Cách mở đầu và cách tố cáo tội ác, bản chất xảo quyệt của thực dân Pháp trong bản “Tuyên ngôn độc lập” đã chứng tỏ tài  viết văn chính luận đạt đến độ mẫu mực của tác giả Hồ Chí Minh.
Bằng hiểu biết về tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”, anh /chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Gợi ý
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:  
– Hồ Chí Minh là lãnh tụ kính yêu của dân tộc, danh nhân văn hóa.
– Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam DCCH đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.
* Giải thích ý kiến:
Tài viết văn chính luận đạt đến độ mẫu mực của tác giả Hồ Chí Minh thể hiện qua cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, nêu bằng chứng xác thực, sử dụng ngôn từ hùng hồn, đầy cảm xúc trong bản “Tuyên ngôn độc lập”.
* Phân tích cụ thể 
1/ Nêu nguyên lí chung của Tuyên ngôn Độc lập
– Dẫn hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791
– Ý nghĩa:
+ Đề cao, tôn trọng giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo, thành tựu của tư tưởng và văn minh.
+ Lấy lý tưởng, lý lẽ của chính tổ tiên người Pháp. Mỹ nhằm tố cáo và ràng buộc Pháp, Mỹ không được đi ngược lại với giá trị nhân đạo được nhân loại thừa nhận.
+ Đặt ba bản Tuyên ngôn ngang bằng nhau, khẳng định vị thế và quyền bình đẳng các dân tộc trên thế giới.
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới.
– Nghệ thuật:
+ Lập luận chắc chắn, dứt khoát, dẫn chứng thuyết phục, khẳng định nguyên lí độc lập tự do không ai  có thể chối cãi được.
+ Lối viết lấy “Gậy ông đập lưng ông” rất thuyết phục, tạo nên sức chiến đấu mạnh mẽ
→ Bằng lí lẽ sắc sảo, cách dẫn dắt khéo léo, Hồ Chí Minh đã tạo dựng một cơ sở pháp lí mang tính khách quan, vững chắc cho bản Tuyên ngôn Độc lập.
2/ Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và thực tế lịch sử nhân dân ta  đã kiên trì đấu tranh và nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
– Tố cáo tội ác của thực dân Pháp: Lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta.
+ Vạch rõ tội ác tàn bạo và dã man mang tính toàn diện của thực dânPháp hơn 80 năm trên đất nước Việt Nam về cả chính trị và kinh tế.
+  Pháp kể công “bảo hộ” đất nước ta, nhưng thực chất trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
+ Vạch rõ nếu thực dân Pháp là kẻ phản bội đồng minh, đầu hàng phát xít Nhật thì dân ta lại dũng cảm đứng về phe đồng minh chống Nhật.
+ Từ thực tiễn chứng cứ lịch sử khẳng định nhân dân ta giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp:
–  Mục đích:
+ Bác bỏ một cách đầy hiệu lực luận điệu dối trá về  công lao khai hóa và sứ mệnh bảo hộ Đông Dương mà thực dân Pháp đã rêu rao.
+ Làm cho dư luận quốc tế nhận thức rõ ràng về tình tình Việt Nam
+ Ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe phái khác…
→ Cùng với cơ sở pháp lí, cơ sở thực tiễn đã trở thành nền tảng vững chắc cho lời tuyên bố độc lập.
* Đánh giá
– Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, bằng chứng xác thực không thể chối cãi được, giọng văn  đanh thép, hùng hồn, ngôn ngữ trong sáng, sắc sảo, súc tích, giàu hình ảnh.
– Ý kiến trên đánh giá đúng tài năng viết văn chính luận của tác giả Hồ Chí Minh.Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là một áng văn chính luận mẫu mực”.
 
Đề số 2: Để làm nên một áng văn chính luận mẫu mực, một văn kiện lịch sử vô giá,  bên cạnh việc xác lập cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn, tác giả còn đưa ra những lí lẽ đanh thép cùng bằng chứng thuyết phục để đập tan các luận điệu xảo trá, bịp bợm của thực dân Pháp và khẳng định sức mạnh, vị thế của nhân dân ta.
Em hãy làm sáng tỏ điều đó qua tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Gợi ý
* Mở bài
Giới thiệu: Tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
*Thân bài read more

Đề thi thử bài Tuyên Ngôn Độc lập theo hướng mới

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MỚI VỀ TÁC PHẨM
“TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” – HỒ CHÍ MINH.
 ĐỀ 1. Mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791, trong đó có câu: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”; Sau đó Người lại viết: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn nhân đạo và chính nghĩa”.
Từ việc cảm nhận những câu văn trên, anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật lập luận của Bác trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”
Hướng dẫn
1.Mở bài:
– Giới thiệu tác giả HCM và tác phẩm “TNĐL”
– Nêu vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về hai câu văn và nghệ thuật lập luận trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”
2.Thân bài:
Khái quát sơ lược về tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác
– Ngày 19/08/1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/08/1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội và tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người đã soạn “Tuyên ngôn Độc lập”.
– Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đã đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tuyên ngôn Độc lập” ra đời trong một tình thế vô cùng cấp bách : nền độc lập vừa mời giành được bị đe dọa bởi các thế lực phản động, bọn đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta: tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mĩ; tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chinh Pháp. Lúc này thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải trở lại với người Pháp
* Giá trị lịch sử và văn học, mục đích,  đối tượng của bản “Tuyên ngôn Độc lập”
– Giá trị lịch sử: Là văn kiện lịch sử vô giá, là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, dân chủ, tự do.
– Giá trị  văn học:
             + Giá trị tư tưởng: “Tuyên ngôn Độc lập” là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. Tác phẩm có tính nhân văn sâu sắc.
             + Giá trị nghệ thuật: Là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, những bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.
– Đối tượng: Nhân dân Việt Nam; Các nước trên thế giới; Bọn đế quốc, thực dân đang lăm le xâm lược nước ta : Mỹ, Pháp.
Mục đích: Tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam mới; Ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn đế quốc, thực dân.
Giới thiệu vị trí, tái hiện hai câu văn
– Câu: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”(Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791) thuộc phần mở đầu – cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn Độc lập.
– Câu “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn nhân đạo và chính nghĩa”.thuộc phần 2 – cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn Độc lập.
Phân tích
* Câu văn trích dẫn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
Trước hết, để đưa ra cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã viện dẫn Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ – một cường quốc thế giới lúc này, Người cũng không quên đưa ra những khẳng định hùng hồn của người Pháp – đất nước trực tiếp đi đô hộ dân tộc Việt Nam – về quyền con người: quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đồng thời Người khẳng định đó là những chân lí lớn của thời đại đã được thế giới công nhận, không ai có thể chối cãi được.
– Ý nghĩa của việc trích dẫn:
+ Tuyên ngôn muốn được mọi người thừa nhận phải xuất phát từ lí lẽ, nền tảng vững chắc, có giá trị như một chân lí không ai chối cãi được. Hồ Chí Minh đã mượn lời trong tuyên ngôn của hai nước Mĩ và Pháp, tức là xuất phát từ những nguyên tắc của hai cường quốc lớn trên thế giới.
+ Việc trích dẫn này nhằm mục đích “gậy ông đập lưng ông”. Cách viết của Hồ Chí Minh vừa khéo léo, vừa kiên quyết. Khéo léo vì tỏ ra tôn trọng lời của người Mĩ và Pháp, tức là tôn trọng những đanh ngôn bất hủ. Kiên quyết ở chỗ nhắc nhở bọn đế quốc đừng đi ngược lại những gì cha ông đã dạy, đừng đạp đổ lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái mà tổ tiên chúng đã giương lên.
* Câu “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn nhân đạo và chính nghĩa”.
– Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp trong suốt hơn 80 năm qua khi chúng “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”. Hành động thực tế của chúng đã đi ngược lại với những chân lí tốt đẹp mà cha ông chúng tạo nên.
– Ý nghĩa: là cơ sở để Hồ Chí Minh lần lượt đập tan luận điệu xảo trá “khai hóa”, “bảo hộ” của thực dân Pháp, tố cáo những hành vi trái hẳn nhân đạo và chính nghĩa của chúng  đối với nhân dân ta ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.
Nhận xét nghệ thuật lập luận
– Quan hệ giữa đoạn mở đầu với đoạn tiếp theo trong bản“Tuyên ngôn Độc lập” của Bác là quan hệ ngữ nghĩa đối lập: đối lập nội dung, đối lập chữ nghĩa, đối lập về thái độ. Tất cả đã được diễn đạt trang trọng, chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn và xúc động.
+ Thứ nhất, đi từ một chân lý đã biết, đã được công nhận, suy ra một chân lý tương tự, có chung logic bên trong, làm cơ sở cho Tuyên ngôn của Bác.
+ Thứ hai, đối chiếu mặt trái ngược để làm nổi bật điều mình muốn hướng tới là phương pháp lập luận so sánh tương phản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng khi đối chiếu nội dung đoạn trích “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp năm 1791, cho kết luận hết sức thuyết phục: “Thế mà hơn80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạovà chính nghĩa”.
– Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.
– Cơ sở lập luận của kết luận trên được xây dựng bằng lí lẽ: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Rõ ràng, xét một cách hiển ngôn, tác giả “Tuyên ngôn Độc lập” đã đánh giá lời trích dẫn Tuyên ngôn của nước Mĩ là “bất hủ” và lời trích dẫn Tuyên ngôn của nước Pháp “là những lẽ phải không ai chối cãi được” thể hiện rõ hành động chính trị, nhằm trả lời một đối một đối với những lí lẽ của những người chống đối hoặc phòng xa nguy cơ chống đối.
=> Có thể nhận thấy, một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao tư tưởng chính trị chứa đựng trong những lời trích dẫn ấy được ghi bằng chữ vàng trong lịch sử không chỉ của nước Mĩ, nước Pháp mà cả toàn nhân loại; mặt khác Người lên án việc xâm phạm, áp bức các dân tộc, chà đạp nhân quyền là phi pháp lí và đạo lí, là phi văn hóa. Ở đây, chúng ta bắt gặp một cách nói, cách viết vừa khéo léo, vừa kiên quyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kết bài:
– Khẳng định giá trị của hai câu văn cũng như của toàn bộ tác phẩm.
– Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
  read more

Đề thi thử THPT quốc gia môn văn số 38 Tuyên ngôn độc lập

ĐỀ TRẮC NGHIỆM BÀI “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA HỒ CHÍ MINH
Câu 1 (NB): Hồ Chí  Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập vào thời gian nào ?

  1. Tháng 5-1945 B.Tháng 8-1945
  2. Tháng 9 -1945 D. Tháng 1 – 1946

Câu 2  (NB): Hồ Chí  Minh soạn bản Tuyên ngôn Độc lập ở đâu ?

  1. Tuyên Quang B. Cao Bằng
  2. Chiến khu Việt Bắc D. Hà Nội

Câu 3 (TH): Để chuẩn bị cho cuộc xâm lượt Việt Nam lần thứ hai, Pháp đã tung ra lí lẽ nào trong dư luận quốc tế ?

  1. Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp, Pháp đã có công khai hóa đất nước này, nay trở lại là lẽ đương nhiên và “hợp pháp”, khi phát xít Nhật đã bị Đồng minh đánh bại.
  2. Pháp là thành viên của phe Đồng minh chống phát xít, nay phát xít Nhật đã bị Đồng minh đánh bại, Pháp quay trở lại Việt Nam là lẽ đương nhiên.
  3. Việt Nam ủng hộ phe Đồng minh chống phát xít, nay phát xít Nhật đã bị Đồng minh đánh bại, Pháp vào Việt Nam để liên kết cùng phát triển.

D.Vì Mĩ và quân đội Tưởng đang chực sẵn ở biên giới, chuẩn bị đỗ quân vào Việt
Câu 4 (TH): Dòng nào lí giải đúng nghĩa của từ “khai hóa” mà Hồ Chí Minh đã dùng trong bản Tuyên ngôn Độc lập ? read more

Đề thi thử kì thi THPT quốc gia môn văn ,đề 9 Tuyên ngôn độc lập

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề)

 Ma trận đề:
 

              Mức độ
 
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
 
Cộng
Vận dụng V/dụng cao
 Phần I:  Đọc- hiểu
Ngữ liệu: văn bản thông tin / văn bản nghệ thuật/ văn bảnkhoa học. / văn bản nghệ thuật/ văn bản khoa học.
Chỉ ra phương thức biểu đạt / thao tác lập luận/ biện pháp tu từ Nêu: Khái quát vấn đề chính mà văn bản đề cập / tác dụng của các hình thức nghệ thuật ,… Rút ra: bài học nhận thức cho bản thân / đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống ,…    
Số câu:4
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số điểm:1.5
Tỉ lệ: 15%
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
  Số câu: 4
Số điểm 3 Tỉlệ: 30%
Phần II:  Làm văn
Câu 1: NLXH
– Khoảng 200 chữ
-Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội/ đạo lí được gợi ý từ văn bản đọc hiểu.
  – Xác định được vấn đề cần trình bày, chính tả, dùng từ, ngữ pháp – Tạo lập được 1 đoạn văn bàn về vấn đề được nêu ra trong phần đọc – hiểu
 
– Kĩ năng cảm nhận, đánh giá, liên hệ, khái quát  
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
  Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Sốđiểm: 2
Tỉlệ: 20%
Câu 2: NLVH
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, một vấn đề văn học được học trong chương trình THPT
-Nhận biết những nét chính về tác giả, tác phẩm
– Phạm vi dẫn chứng và các thao tác lập luận.
 
– Xác định được vấn đề cần nghị luận.
– Hiểu được nội dung yêu cầu đề
– Hiểu được cách dùng từ, đặt câu, viết đúng chính tả trong bài văn.
-Vận dụng kiến thức văn học và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận văn học về đoạn trích.
– Vận dụng các thao tác để làm sáng tỏ những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
-Nâng cao năng lực tư duy  tổng hợp so sánh đối chiếu để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
-Bày tỏ quan điểm, ý kiến, suy nghĩ của mình về vấn đề nghị luận.
– Liên hệ với tác phẩm khác có cùng chủ đề và nêu nhận xét
 
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số điểm: 2.5
Tỉ lệ: 25%
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Sốđiểm: 5
Tỉlệ: 50%
Tổng số câu: 2
Tổng điểm: 10
Tổng tỉ lệ: 100%
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
Số điểm: 4.5
Tỉ lệ: 45%
Số điểm: 30
Tỉ lệ: 30%
Sốđiểm: 1.5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 2
Số điểm:10

 Đề tham dự hội thảo

 
SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN 
Trường THPT Tuy Phong
 
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề)
  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích
                                      Trên sóng xanh những đàn ngựa biển
                                      lướt dưới mặt trời dưới trăng sao
                                      ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt
                                      như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào
 
                                      Không bay lên trời vẫn ngang dọc như chim
                                      lưới cá đầy mồ hôi tuôn lấp lánh
                                      tàu vỏ sắt ý chí màu thép lạnh
                                      thuộc Hoàng Sa, Trường Sa từng tấc đảo nổi chìm
 
                                      Chỉ nguyện cầu sóng lặng biển êm
                                      chỉ ao ước cá đầy khoang mỗi sớm
                                      chỉ xin được suốt đời bám biển
                                      như một người đánh cá ngay lành
 
                                      Như một ngư dân Việt rất thường dân
                                      yêu biển mình cũng là yêu Tổ quốc
                                      thương cha ông xưa thuyền nan đơn độc
                                      vẫn lên đường trực chỉ Hoàng Sa
 
                                      Những dây thừng chiếu bó nẹp tre
                                      mang một lời thề nóng bỏng
                                      dẫu thân xác này dạt trôi theo sóng
                                      chỉ khát mong ngày trở lại quê nhà
 
                                      Lớp cháu con của Hải đội Hoàng Sa
                                      đi đánh cá hôm nay tàu vỏ thép
                                      kĩ thuật cao mà trái tim nồng nhiệt
                                      vẫn trái tim yêu nước khôn cùng
(….)
(“Những ngư dân yêu nước rất thường dân” – Thanh Thảo
Báo Văn nghệ quân đội. com.vn – Chùm thơ của tác giả Thanh Thảo)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn trích, niềm mong ước của ngư dân Việt Nam được thể hiện như thế nào?(0,75 điểm)
Câu 3. Xác định một biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ sau?(0,75 điểm)
                                      Trên sóng xanh những đàn ngựa biển
                                      lướt dưới mặt trời dưới trăng sao
                                      ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt
                                      như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào
Câu 4. Hãy rút ra một thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên? (1,0 điểm) read more

Đề thi thử THPT quốc gia môn văn 2019 Tuyên ngôn độc lập. đề 8

PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
 
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
Đất ôm ấp cho những hạt nảy mầm
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai
( Trích “ Tự sự” Nguyễn Quang Vũ)
 
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. (0.5 điểm)
 
Câu 2: Xác định và phân tích tác dụng của  biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Đất ôm ấp cho những hạt nảy mầm
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng” (1.0 điểm)
 
Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng:
“Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai”       (0.5 điểm)
 
Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?  (1.05 điểm)
 
LÀM VĂN (7  điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong 2 câu thơ trong phần Đọc Hiểu sau:
“Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
  Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”
Câu 2 (5,0 điểm)
Chứng minh rằng : “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh vừa là văn kiện có ý nghĩa lịch sử, vừa là áng văn chính luận mẫu mực”, từ đó liên hệ với bài “ Bình ngô đại cáo” của  Nguyễn Trãi để thấy được tính chất “ văn – sử bất phân” của hai tác phẩm văn chính luận  này.
 
SỞ GD & ĐT  BÌNH THUẬN                             ĐỀ THAM DỰ HỘI THẢO 2019
TRƯỜNG THPT BẮC BÌNH                              Môn  Ngữ Văn  – Thời gian 120 phút
———– HẾT ———–
 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 
Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………. Số báo danh………………………
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM read more

Đề liên hệ tác phẩm Tuyên Ngôn Độc lập và Chiều tối

Đề 1: Phân tích hệ thống lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh (SGK Ngữ văn 12, tập 1). Từ đó liên hệ với bài thơ Chiều tối (SGK Ngữ văn 11, tập 2) để thấy được sự thống nhất và đa dạng trong quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.

  1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

Ngày 19-8-1945, chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. 23-8 tại Huế, trước mười lăm vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.Ngày 25-7, hơn tám mươi vạn đồng bào Sài Gòn, Chợ Lớn, quật khởi đứng lên giành chính quyền.Chỉ không đầy mười ngày, Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ. Chế độ thực dân kéo dài 80 năm cùng với chế độ phong kiến hàng ngàn năm sụp đổ tan tành.
Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỉ nguyên mới Độc lập, Tự do. Hà Nội tưng bừng màu đỏ, cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đến nửa chừng, Hồ Chủ tịch dùng lại và bỗng dung hỏi: Tôi nói, đồng bào nghe rõ không? Tức thì một tiếng có của một triệu con người cùng đáp, vang dậy như sấm. Việt Nam độc lập muôn năm! – Một triệu con người, một triệu tiếng hô cùng hòa làm một, vang dội núi sông, khi Hồ Chủ tịch vừa kết thúc bản Tuyên ngôn: Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ quyền tự do và độc lập ấy.Có thể nói bản Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách hùng hồn khát vọng, ý chí vàsức mạnh Việt Nam. Nó có một giá trị lịch sử vô cùng to lớn.Nó phản ánh môt cách tậptrung nhất, tiêu biểu nhất phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh. read more

Đề đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập Ngữ văn 12

ĐỌC HIỂU (3 điểm)
 Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
                           ( Trích Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, tập 1)
Trả lời câu hỏi read more

Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn số 88- có ma trận đáp án

Bộ đề thi thử soạn theo chuẩn cấu trúc của Bộ, có ma trận đáp án, đề đọc hiểu, nghị luận xã hội 200 chữ, đề thi về Tuyên Ngôn Độc lập SGK Ngữ văn 12
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017  Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
 MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Kiến thức
– Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương tình môn Ngữ văn lớp 12 theo hai nội dung: Đọc hiểu, làm văn (NHXH, NLVH) với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản cho học sinh qua hình thức tự luận.
– Cụ thể:
+ Nhận biết và vận dụng hiểu biết về tác phẩm đã học
+ Nhớ được nội dung khái quát của văn bản đã học
+ Có kỹ năng làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lý hoặc hiện tượng trong đời sống.
+ Biết vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận (NLXH, NLVH)
Kỹ năng
– Rèn luyện củng cố kỹ năng tìm hiểu đề lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh. Kỹ năng nắm bắt vấn đề rộng và sâu sắc.
 Thái độ
– Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp.
– Giáo dục kỹ năng sống.
– Suy nghĩ vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ, logic để triển khai một đoạn văn, một tác phẩm văn học.
– Tự nhận thức, xác định được giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới.
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA read more

Đề đọc hiểu đoạn mở đầu Tuyên Ngôn Độc lập- Hồ Chí Minh

Bộ đề đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia , dành cho  học sinh lớp 12

Đề đọc hiểu đoạn mở đầu Tuyên Ngôn Độc lập- Hồ Chí Minh

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
          Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
          Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh)
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn văn?
 Câu 2. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào?
  Câu 3. Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập (1776) của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp (1791) có ý nghĩa gì?
Câu 4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật viết văn chính luận của Hồ Chí Minh được thể hiện trong đoạn văn.
ĐÁP ÁN
Câu 1. Nội dung đoạn văn: Tác giả nêu cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản tuyên ngôn.
Câu 2. Tác giả đã sử dụng trong đoạn văn các thao tác lập luận: bình luận, chứng minh
Câu 3. Ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn:
– Làm cơ sở tuyên bố độc lập dân tộc
– Dùng lí lẽ của chính đối thủ để bác bỏ luận điệu và hành động của chúng
– Thể hiện niềm tự hào dân tộc khi đặt Cách mạng tháng Tám ngang hàng với các cuộc Cách mạng của Pháp và Mĩ
Câu 4. Chỉ ra những đặc sắc của nghệ thuật viết văn chính luận được thể hiện trong đoạn văn:
– Lập luận chặt chẽ
– Lí lẽ sắc bén
– Ngôn ngữ xác đáng
– Giọng điệu hùng hồn
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn,
Tuyên ngôn độc lập read more

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn

CÓ THỂ CÁC EM BỊ MẤT 0,5 ĐIỂM MÀ KHÔNG BIẾT !Trong phần thân bài, các em cần giới thiệu khái quát về  tác giả và tác phẩm  trước khi đi vào luận điểm chính của bài văn. Ý này chiếm 0,5 điểm trong đề thi, nhiều em bỏ qua bước này. Các em cần nêu được những ý chính sau :

1. Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

-Trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, thơ và truyện chỉ chiếm một phần nhỏ còn chủ yếu là văn nghị luận, những tác phẩm chủ yếu phục vụ cho sự nghiệp chính trị cuả Người. Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất.
– Tuyên ngôn Độc lập được viết ngày 26/8/1945 tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội. Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
– Trên thế giới, phe Đồng minh vừa thắng phát xít. Ở Việt Nam nhân cơ hội Nhật hàng Đồng minh, Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân ta tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng chính quyền non trẻ bị đe doạ bởi dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân Anh, Pháp, Mĩ và hai mươi vạn quân Tưởng Giới Thạch.
– Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập để cảnh cáo, ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước đế quốc; tuyên bố khai sinh nước Việt Nam độc lập; kêu gọi khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
– Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy. read more

Bàn về sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh

Bình luận về sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh.
Bài làm:
TNĐL là một tác phẩm chứa nhiều giá trị. Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, giá trị nào của tác phẩm này cũng thật sâu sắc. Về mặt thể loại văn học, Tuyên Ngôn Độc Lập là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực, đáng lưu truyền muôn thuở. Một trong những nét nổi bật của bản Tuyên Ngôn Độc Lập là sự lập luận sắc sảo, chặt chẽ tạo nên một sức thuyết phục rất lớn. Xuất phát từ quan điểm sáng tác và đặc trưng thể loại của tác phẩm này, chúng ta sẽ thấy được cội  nguồn của sức thuyết phục ấy.
Như mọi người đều biết, Tuyên Ngôn Độc Lập là một tác phẩm chính luận. Văn chính luận thuyết phục người ta bằng những lý lẽ, nếu đánh địch thì cũng đánh địch bằng những lý lẽ. Sức mạnh của nó là ở những lý lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được. Văn chính luận nếu có dùng đến hình ảnh, có gợi đến tình cảm thì chẳng qua cũng chỉ để phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lý lẽ mà thôi. Chúng ta sẽ nói đến cái hay, cái tài của Tuyên Ngôn độc Lập theo quan niệm đó. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập viết cho ai? Câu hỏi đặt ra có vẻ như thừa. Bởi vì lời giải đáp đã có sản trong văn bản:
‘Hỡi đồng bào cả nước!… “Chúng tôi (…) trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng’. Như vậy là Bác viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới chứ còn cho ai nữa. Còn viết để làm gì, thì viết để Tuyên Ngôn Độc Lập chứ còn có mục đích nào khác?
Thực ra vấn đễ không hẳn chi có thế. Nếu chỉ viết cho đồng bào và thế giới chung chung thì chắc Người không phải dùng đến lắm lý lẽ như vậy. Và chưa hẳn đã cần phải mở đầu bằng những câu trích trong hai bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Tuyên Ngôn nhân quyền và dân quyền của Mỹ và Pháp từ thế kỷ XVIII. Vậy đối tượng và mục đích của văn kiện lịch sử nàyphải được tìm hiểu cặn kẽ -hơn nữa. Cần thấy rằng khi Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn thì ở miền Nam, thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh (thay mặt quân Đồng minh vào giải pháp quân đội Nhật) đang tiến vào Đông Dương, còn ở phía Bắc thì bọn Tàu Tưởng, tay sai của đế quốc Mỹ, đã trực sản ở biên giới. Người viết bản Tuyên Ngôn cũng thừa hiểu rằng “mâu thuẫn giữa Anh – Mỹ – Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh, Mỹ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại  Đông Dưong” (Nhận định của Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ngày 15-8-1945 Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng, 1970). Và tên thực dân này, để chuẩn bị cho cuộc xâm lược thứ hai của mình đã tung ra trong dư luận quốc tế những lí lẽ “hùng hồn” của bọn ăn cướp: Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp. Pháp có công khai hoá đất nước này, nay trở lại là lẽ đương nhiên, khi Phát xít Nhật đã bị Đồng minh đánh bại. Như vậy là bản Tuyên Ngôn không chỉ đọc trước đồng bào và một thế giới trừu tượng, cũng không phải chỉ để tuyên bố độc lập một cách đơn giản. Đối tượng thế giới ở đây trước hết là bọn đế’ quốc Mỹ, Anh, Pháp. Và sự khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ở đây đồng thời là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ lý lẽ của bọn xâm lược trước dư luận thế giới. Trong tranh luận, để bác bỏ luận điệu của một đối thủ nào đấy, không gì thú vị và đích đáng hơn là dùng chính lí lẽ của đối thủ ấy. Người ta gọi thế là “lấy gậy ông đập lưng ông”.
Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính lời lẽ của tổ tiên người Mỹ, người Pháp đã ghi trong hai bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Tuyên Ngôn Nhân quyền và Dân quyền từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng và văn hoá của những dân tộc ấy. Cách nói, cách viết như thế là vừa khéo léo, vừa kiên quyết. Khéo léo vì nô tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mỹ .Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mỹ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.
Ngoài ra mở đầu bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam mà nhắc đến hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử nhân loại của hai nước lớn như thế, thì cũng cd nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang bằng nhau, ba nền độc lập ngang bằng nhau, ba bản Tuyên Ngôn ngang bằng nhau. Một cách kín đáo hơn, bản Tuyên Ngôn của Hồ Chí Minh dường như muốn gợi lại niềm tự hào của tác giả bài Bình Ngô Đại cáo ngày xưa, khi mở đầu tác phẩm bằng hai vế cân xứng như để đặt ngang hàng Triệu Đinh. Lê, Lý, Trần của Nam quốc với Hán, Đường, Tông, Nguyên của Bắc quốc.Mà đăng đối cân xứng cũng là phải, vì cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thực ra đã giải quyết đúng những nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mỹ (1776) và của Pháp (1789). Bản Tuyên Ngôn đã nêu rõ: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay đã gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”. Đó cũng là yêu cầu đặt ra cho cuộc cách mạng của nước Mỹ: đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa Bắc Mỹ ra khỏi ách thực dân Anh. Bản Tuyên Ngôn cũng viết: “Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà”. Đấy cũng là tinh thần cơ bản của cuộc cách mạng nhân quyền và dân quyền của Pháp thế kỷ XVIII.
Nhưng để đối thoại với bọn đế quốc xâm lược lúc bấy giờ,vấn đề hàng đầu là vấn đề  độc lập dân tộc. Điều đó giải thích vì sao bản Tuyên Ngôn Độc Lập đã mở đầu như thế: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới, sinh ra đầu bình dàng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Y kiến “suy rộng ra” ấy quả là một đóng góp đầy ý nghĩa của HỒ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Một nhà văn hoá nước ngoài đã viết: “Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình. (HồChí Minh trong lòng nhân dân thế giới – NXB Sự thật. H. 1979).
Vậy thì có thể xem cái luận điểm ”suy rộng ra’ kia là phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỷ XX?
Những kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất đe dọạ nén độc lập của dân tộc khi bản Tuyên Ngôn ra đời và bọn xâm lược Pháp. Đẩy lùi nguy cơ ấy phải là cuộc chiến đấu vũ trang lâu dài của toàn dân. Nhưng cuộc chiến đầu ấy rất cần đến sự đồng tình và ủng hộ của nhân loại tiến bộ. Muốn vậy phải xác lập cơ sở pháp lý của cuộc kháng chiến, phải nêu cao chính nghĩa của ta và đập tan luận điệu xảo trá của bọn thực dân muốn “hợp pháp hoá” cuộc xâm lược của chúng trước dư luận quôc tế. Bản Tuyên Ngôn đã giải quyết được yêu cầu ấy bằng một hệ thống lập luận hết sức chặt chẽ và đanh thép.
Thực dân Pháp muốn khoe khoang công lao khai hoá của chúng đối với Đông Dương ư? Thì bản Tuyên Ngôn đã vạch trần những hành động trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa của chúng trong 80 năm thống trị nước ta: thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, chia rẽ ba kỳ, tắm máu các phong trào yêu nước và cách mạng, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc bằng thuốc phiện rượu cồn, bóc lột vơ vét đến tận xương tuỷ, cuối cùng gây ra nạn đói khiến “từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ hơn hai mươi triệu đồng bào ta bị chết’ đói”. Thực dân Pháp muốn kể công “bảo hộ” Đông Dương ư? ThÌ bản Tuyên Ngôn đã chỉ rõ đó không phải là công mà là tội vì “trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.
Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của chúng và chúng có quyền trở lại Đông Dương ư? Nhưng Đông Dương có còn là thuộc địa của chúng nữa đâu? Bản Tuyên Ngôn vạch rõ: ”Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng Minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sự thật là dàn ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”. Luận điểm này, đứng về ý nghĩa pháp lý cực kỳ quan trọng. Nó sẽ dẫn tới lời tuyên bố tiếp theo của  bản Tuyên Ngôn: ”Bở thế cho nên, chúng tôi lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam. Xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Sức mạnh của chính nghĩa bao giờ cũng đồng thời là sức mạnh của sự thật. Và không có lý lẽ nào có sức thuyết phục cao hơn là lý lẽ của sự thật. Vì thế Người viết Tuyên ngôn luôn luôn láy đi láy lại hai chữ “sự thật”: “Sự thật là…” “sự thật là…” Và cuối cùng thì nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”… Đấy là những điệp khúc tiếp nối nhau tăng thêm âm hưởng hùng biện của bản Tuyên Ngôn. Đấy là hệ thống lý lẽ bác bỏ luận điệu của bọn đế quốc, thực dân. Còn đối với dân tộc Việt Nam? Dân tộc ta có xứng đáng được hưởng độc lập tự do hay không, có đủ tư cách làm chủ đất nước mình hay không? Bản Tuyên Ngôn đã đưa ra những lý lẽ không phải để bác bỏ mà để khẳng định:
Nếu thực dân Pháp có tội phản bội Đồng Minh, hai lần bán rẻ Đông Dương cho Nhật, thì dân tộc Việt Nam đại diện là Việt Minh đã đứng lên chống Nhật cứu nước và cuối cùng giành chủ quyền từ tay phát xít Nhật.
Nếu thực dân Pháp bộc lộ tính chất đê hèn, tàn bạo và phản động của chúng hành động “Thẳng tay khủng bố Việt Minh, thậm chí khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết một số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng’ thì nhân dân ta vẫn giữ thái độ khoan hồng và nhân đạo ngay đối với kẻ thù đã thất thế: “Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minhđã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam của Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản của họ”. Một dân tộc phải chịu biết bao đau khổ dưới ách thực dân tàn bạo, đã anh dũng chiến đấu cho độc lập tự do, đã đứng hẳn về phe Đồng Minh chống phát xít, đã nêu ao tinh thần nhân đạo, bác ái như thế. “Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc’ do phải được độc lập”…
Tinh thầni khẳng định trong lời kết luận, còn được tăng cấp lên một bậc nữa: hưởng độc lập tự do không chỉ là một cái quvền phải có, không phải chỉ là một tư cách cần có, mà đó là một hiện thực: ‘Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập’, Và vì thế “Toàn thể đàn tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền độc lập tự do ấy’
Người ta gọi bài Bình Ngô đại cáo là “Thiên cổ hùng văn”. Cũng có thể nói như thế đối với bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tất nhiên bản Tuyên Ngôn ra đời không còn ở thời kỳ văn học nguyên hợp, văn sử bất phân nữa để người viết đưa vào những hình tượng hào hùng, tầng tầng lớp lớp như bài Cáo của người xưa. Ngày nay, văn chính luận là văn chính luận. Tài nghệ ở đây là dàn dựng được một lập luận chặt chẽ, đưa ra được những luận điểm, những bằng chúng không ai chối cãi được. Và đằng sau những lý lẽ ấy là một tấm tư tưởng, tầm văn hoá lớn đã tổng kết được trong một bản Tuyên ngôn ngắn gọn, trong sáng, khúc triết, kinh nghiệm của nhiều thế kỷ đấu tranh vì độc lập tự do, vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc và của nhân loại. Chính Bác Hồ cũng đánh giá đây là thành công thứ ba khiến Người cảm thấy “sung sướng” trong cả cuộc đời viết văn, làm báo đầy kinh nghiệm của mình./.
Xem thêm : Những bài văn hay về Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh
Tuyển tập đề thi về các tác phẩm lớp 12 read more

Cách làm bài nghị luận về đoạn trích văn xuôi luyện thi THPT Quốc gia

Cách làm bài nghị luận về đoạn trích văn xuôi

Đối tượng của kiểu bài này rất đa dạng: Có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của  đoạn trích đó.

Yêu cầu của bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi

Ngoài yêu cầu chung của một bài văn nghị luận : bố cục bài viết rõ ràng; trình bày ý khoa học; hành văn có cảm xúc, linh hoạt; dẫn chứng phải chính xác…Bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cũng có những yêu cầu riêng :
– Phải phân biệt được nghị luận về một đoạn trích và nghị luận về một tác phẩm. Nghĩa là tránh việc đề cập tới tất cả các nội dung của tác phẩm còn nội dung của đoạn trích lại sơ lược.
– Tập trung vào đoạn trích nhưng phải biết vận dụng kiến thức của toàn tác phẩm như nội dung tư tưởng, cách kể chuyện, cách sử dụng chi tiết, cách xây dựng nhân vật, các biện pháp tu từ. Nhất thiết phải đặt đoạn văn trong chỉnh thể của tác phẩm mới có cách đánh giá chính xác.
Các bước làm bài :
Bước 1: Phân tích đề – xác định các yêu cầu của đề :
– Xác định dạng đề;
– Yêu cầu nội dung (đối tượng);
– Yêu cầu vê phương pháp;
– Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
Học sinh cần đọc kĩ đoạn trích; xác định được yêu cầu của đề; triển khai luận điểm, luận cứ phù hợp; biết vận dụng các thao tác nghị luận để viết bài văn.
            b) Bước 2: Lập dàn ý – tìm ý, sắp xếp ý: Theo bố cục ba phần
– Mở bài: read more

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn trường THPT Đồng Đậu

 
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
Chủ đề tổ quốc đang là chủ đề ” Hot” trong  đề thi môn ngữ văn. Mới đây có rất nhiều đề thi liên quan đến vấn đề chủ quyền dân tộc, vấn đề  đảo Trường Sa,  trách nhiệm của thanh niên với đất nước,…Đề thi  của trường THPT Đồng Đậu ,Vĩnh Phúc được vanhay.edu.vn cập nhật dưới đây:

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

 
 

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN
  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão.
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
 
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em.
 
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
– Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Trích Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh)
Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Tình ta như hàng cây / Đã qua mùa gió bão / Tình ta như dòng sông / Đã yên ngày thác lũ.
Câu 3. Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” được tác giả lặp lại hai lần trong đoạn thơ mang ý nghĩa gì?
Câu 4. Anh/ chị hãy nhận xét quan niệm về tình yêu của tác giả qua những dòng thơ: Thời gian như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa đi mãi/ Chỉ còn anh và em …/Cùng tình yêu ở lại. (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
“ […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng… Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.”
Câu 5. Nêu nội dung và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?
Câu 6. Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn. Từ đó, cho biết đoạn văn được triển khai theo phương pháp nào?
Câu 7. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn.
Câu 8. Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên với đất nước. (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng). read more

Tổng hợp những mở bài về các tác phẩm lớp 12 ( phần 1 )

Tổng hợp những mở bài cho các tác phẩm lớp 12 ( phần 1 )

Xem phần lí thuyết tại đây
Cách viết phần mở bài trong bài văn nghị luận
Các em lưu ý : mỗi đề thi sẽ có một mở bài khác nhau,không thể có một mở bài chung cho nhiều đề thi. Bởi vậy những mở bài dưới đây chỉ mang tính tham khảo. Khi làm bài, tuỳ yêu cầu của đề, các em có thể chỉnh sửa đôi chút cho phù hợp .

Một số mở bài cho bài Tuyên ngôn Độc Lập –Hồ Chí Minh

MB 1.
Theo chiều dài bốn ngàn năm của lịch sử dân tộc có nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ gắn với sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm. Một trong những mốc lịch sử trọng đại  ấy là sự kiện Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công,  khai sinh ra nước VNDCCH. Để tuyên bố với nhân dân cả nước và thế giới biết nước Việt Nam từ nay độc lập, Hồ Chí Minh đã viết tuyên ngôn độc lập. Một văn kiện đặc biệt vừa tính văn học, vừa mang tính lịch sử.( dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận. Hoặc trích đoạn văn cần phân tích )
MB 2.
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc ta phải đương đầu với đủ loại ngoại xâm: Từ Bắc xuống, từ Nam lên, tứ Tây sang, từ Đông vào cho nên cùng với những chiến công hiển hách: phá Tống, bình Nguyên, diệt Minh, đuổi Thanh;  nền văn học chúng ta cũng đã có những áng văn kiệt tác khẳng định đanh thép chủ quyền độc lập của dân tộc. Bên cạnh bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt sang sảng ngâm trên sông Như Nguyệt, Bình Ngô đại cáo một thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi, ngày nay chúng ta có Tuyến ngôn Độc lập y một áng văn chính luận mẫu mực, nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa của dân tộc, khí phách của non sông. .( dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận. Hoặc trích đoạn văn cần phân tích )
MB 3.
Em hãy phân tích nghệ thuật Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh để thấy rõ nghệ thuật lập luận đặc sắc của Bác Hồ?
Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người đã viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực. Riêng ở thể loại văn chính luận Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút xuất sắc, mẫu mực mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945. “Tuyên ngôn độc lập” là một bản tuyên bố lịch sử được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa tuyên bố nền độc lập của dân tộc vừa bác bỏ luận điểm xâm lược của kẻ thù. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. Cái tạo nên giá trị nghệ thuật cao chính là ở bút pháp lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn, văn phong xúc tích trong sáng.
 
MB 4.
Sinh thời Hồ Chí Minh không bao giờ nhận mình là nhà văn nhà thơ mà chỉ là người bạn của văn nghệ người yêu văn nghệ. Nhưng trên bước đường hoạt động cách mạng Người nhận thấy văn chương có thể phụng sự đắc lực cho tuyên truyền. Cộng với một tài năng nghệ thuật và một tinh thần nghệ sĩ chan chứa cảm xúc nên người đã sáng tác nên nhiều tác phẩm có giá trị. Tiêu biểu trong số nhưng tác phẩm đó phải kể đến tác phẩm tuyên ngôn độc lập. Nó không chỉ áng văn chính luận hay sắc sảo với những lập luận chặt chẽ mà nó còn mang ý nghĩa như tuyên ngôn khẳng định cho một đất nước – đó chính là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. .( dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận. Hoặc trích đoạn văn cần phân tích )
MB 5:Bàn về sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn độc lập
TNĐL là một tác phẩm chứa nhiều giá trị. Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, giá trị nào của tác phẩm này cũng , thật sâu sắc. Về mặt thể loại văn học, Tuyên Ngôn Độc Lập là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực, đáng lưu truyền muôn thuở. Một trong những nét nổi bật của bản Tuyên Ngôn Độc Lập là  lập luận sắc sảo, chặt chẽ tạo nên một sức thuyết phục rất lớn. Xuất phát từ quan điểm sáng tác và đặc trưng thể loại của tác phẩm này, chúng ta sẽ thấy được cội nguồn của sức thuyết phục ấy. read more

Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn khối 12

Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn khối 12
Thời gian làm bài 90 phút
Phần 1 : Đọc hiểu
“Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
1. Đoạn văn bản trên trích trong tác phẩm nào ?
2. Tác giả là ai?
3. Đoạn văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?
4. Đoạn văn bản trên được lập luận theo cách nào ?
a. Diễn dịch. b, Quy nạp. c, Tổng phân hợp
5.Cách lập luận ấy khẳng định vấn đề gì?
6. Câu chủ đề ( câu chốt) của đoạn văn bản trên là câu nào ?
Phần tạo lập văn bản :
1. Nghị luận xã hội: 3 điểm
Hãy phát biểu ý kiến của mình về tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta.
2. Nghị luận văn học :4 điểm
Cảm nhận về đoạn thơ sau : read more

Nghị luận xã hội về Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh

Đề bài :
Từ “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh), anh/chị có suy nghĩ gì về độc lập, tự do trong thời đại ngày nay đối với dân tộc và mỗi cá nhân.
Định hướng cách làm:
Mở bài:
+Giới thiệu tác giả tác phẩm
+Giới thiệu vấn đề nghị luận:
Vấn đề cần nghị luận là: Từ Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), suy nghĩ về độc lập – tự do trong thời đại ngày nay đối với dân tộc và mỗi cá nhân
Thân bài : có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Khái quát những nội dung chính của bản tuyên ngôn (Các luận điểm chính của bản tuyên ngôn) trong hoàn cảnh lịch sử- Cách mạng tháng Tám:
-Hoàn cảnh lịch sử: Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp lâm le trở lại Việt Nam…
– Các luận điểm chính của bản tuyên ngôn: nêu nguyên tắc về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tố cáo tội ác thực dân trong 80 năm qua, phủ nhận quyền của  Pháp đối với Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc lập.
+ Suy nghĩ về độc lập tự do trong thời đại ngày nay (Trong mỗi giai đoạn lịch sử, độc lập tự do có ý nghĩa khác nhau):
– Thời đại ngày nay xu thế hội nhập, toàn cầu hóa (Xu thế không thể đảo ngược).
-Độc lập tự do thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau: bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ,  biên giới hải đảo; độc lập về kinh tế, không phụ thuộc vào các nước khác trên tinh thần hợp tác; về văn hóa: chúng ta “Hòa nhập” nhưng không “Hòa tan”, khẳng định .vị thế, bản sắc văn hóa dân tộc trên trường quốc tế…
Kết bài: Bàn bạc mở rộng vấn đề:
-Với mỗi cá nhân: suy nghĩ, hành động luôn trên tinh thần của công dân nước Việt Nam độc lập tự hào dân tộc. Trong đời sống cá nhân, độc lập tự do có ý nghĩa hết sức lớn lao khi ta thực sự sống là chính mình.
Xem thêm  : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12,
Tuyên ngôn độc lập read more

Đề thi Ngữ Văn 12: Đọc hiểu Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh

Phần đọc hiểu
Đọc đoạn trích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi
      Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
Câu 1. (1 điểm) anh (chị) hay cho biết vị trí của đoạn văn trên trong tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh? anh (chị) hay kể tên những bản tuyên ngôn độc lập đã có trong văn học Việt Nam?
Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích trên?
Câu 3. Anh (chị) hãy nêu nét đặc sắc của đoạn trích trên?
Câu 4. Anh (chị) viết một đoạn văn thể hiện sự hiểu biết của mình về đoạn văn trên (không quá năm câu).
 
Phần 2. Làm văn (6 điểm).
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 1. (6 điểm). Anh (chị) hãy trình bầy ý kiến của mình về nhật xét trên của nhà thơ Bun ga ri  “ Một đặc trưng của dân tộc Việt Nam, một đặc trưng có lẽ đã cứu đất nước này qua những chặng đường hiểm nghèo nhất của lịch sử ấy là tấm lòng nhân hậu,thuỷ chung thấm váo từng người qua dòng sữa mẹ (ngày phán sử cuối xùng, bản dịch của Phạm Hồng Giang)
Câu 2. (6 điểm). Anh (chị) hãy chứng minh “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là một áng văn chính luận mẫu mực?
PHẦN 1: Đọc hiểu (4 điểm) read more

Đề Nghị luận xã hội hay

Đề Nghị luận xã hội hay
Học sinh chọn một trong hai câu
Câu 1:
(NLĐO)- Trong giây phút khẩn cấp để cứu tàu HQ-957 đang làm nhiệm vụ trực bảo vệ chủ quyền Tổ quốc tại quần đảo Trường Sa, trung úy Đinh Văn Nam (31 tuổi, Lữ đoàn 125 Hải quân) đã quên mình hành động. Anh hy sinh trong sự cảm phục, đau thương của gia đình và đồng đội.

(theo internet. )

(Dân trí) – Sáng ngày 23/1, Trung úy Phan Văn Hạnh (SN 1981, Lữ đoàn 146) – chiến sĩ hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ tại đảo Tóc Tan C thuộc quần đảo Trường Sa – đã được an táng tại quê nhà xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An).
(theo báo Dân trí; Thứ Năm, 23/01/2014 – 14:54)
“Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh cho biết chi tiết: Vào hồi 4 giờ 20 sáng ngày 18/4/2014, một nhóm 16 người Trung Quốc gồm 10 nam, 4 nữ và 2 trẻ em đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), trên đường thâm nhập sâu vào nội địa đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam phát hiện, bắt giữ và dẫn giải ra cửa khẩu để tiến hành làm các thủ tục trao trả lại phía Trung Quốc theo quy định và thông lệ quốc tế.
Khoảng 12 giờ cùng ngày, trong khi đang làm thủ tục, bất ngờ một vài người đàn ông của nhóm người trên lợi dụng sơ hở của các lực lượng chức năng đã manh động cướp súng và bẻ gẫy chân bàn làm việc, xả súng tấn công, khống chế lực lượng biên phòng Việt Nam, khiến 01 chiến sỹ biên phòng Việt Nam hy sinh ngay tại chỗ, buộc lực lượng biên phòng Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tự vệ chính đáng.”
(Báo Tiền phong ; 16:17 ngày 18/04/2014)
Từ những thông tin trên, hãy nêu suy nghĩ của anh chị về hòa bình và sự hi sinh của những người lính.
Câu 2: Từ hiểu biết về “ Tuyên ngôn độc lập”  của Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy chỉ ra những cơ sở để tác giả có thể kết luận: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”
……………………………… Hết …………………………………….
Đáp án
a. Yêu cầu kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể trình bày nhiều cách nhưng cần bám sát yêu cầu của đề bài, đảm bảo những ý sau
Giới thiệu vấn đề: Hòa bình và sự hi sinh của người lính
– Đánh giá về hiện tượng: Những thông tin trên đều viết về sự hi sinh cao cả của người lính trong thời bình. Đây là những tấm gương hi sinh anh dũng, đáng được học tập và ngợi ca0,5 điểm
– Để có được hòa bình, độc lập, tự do, biết bao nhiêu máu xương của người Việt Nam đã đổ xuống (Dẫn chứng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc)1 điểm
– Để gìn giữ hòa bình, ngày nay, vẫn còn không ít máu xương của chiến sĩ đổ xuống như những tấm gương đã được nêu, cùng biết bao sự hi sinh thầm lặng của người lính mà đôi khi vô tình ta không nhận ra (Dẫn chứng)
 
– Phê phán lối sống vô cảm, buông thả, không ý nghĩa, sống ích kỉ, thực dụng, tham nhũng … của một bộ phận không nhỏ con người trong xã hội ngày nay.
–  Mỗi người cần phải có thái độ trân trọng, biết ơn quá khứ và những con người hi sinh, cống hiến cho tổ quốc trong hiện tại. Xã hội cần ghi nhận, biểu dương kịp thời với những hi sinh, cống hiến ấy.
– Liên hệ bản thân: phải có ý thức không ngừng cố gắng để góp sức mình làm cho đất nước giàu đẹp, hòa bình mãi mãi.1 điểm
Lưu ý:– Nếu học sinh có những kiến giải riêng, hợp lí vẫn được chấp nhận– Không cho điểm những bài viết có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực.
Câu 2 :
a. Yêu cầu kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về “Tuyên ngôn độc lập” và tác giả Hồ Chí Minh, học sinh có thể trình bày nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý sau:
– Nêu vấn đề nghị luận
– Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc. Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ nhằm đề cao tư tưởng nhân đạo và văn minh của nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. Cách suy rộng ra là một đóng góp riêng của Hồ Chí Minh vào lịch sử tư tưởng nhân loại1 điểm
– Bản tuyên ngôn chỉ rõ thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí tổ tiên họ xây dựng0,5 điểm- Bằng những chứng cứ đanh thép từ sự thật lịch sử, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, Hồ Chí Minh đã tố cáo tội ác man rợ của thực dân Pháp và đập tan những luận điệu xảo trá của chúng về công khai hóa, quyền bảo hộ, nhân danh đồng minh chống phát xít. Từ đó khẳng định thực dân Pháp không có quyền quay trở lại Việt Nam.1,5 điểm
– Bản tuyên ngôn khẳng định một sự thật lịch sử: nhân dân ta có lập trường nhân đạo, chính nghĩa, đã kiên cường đấu tranh chống phong kiến, thực dân, phát xít, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa1 điểm
– Tuyên bố độc lập: tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi toàn dân đoàn kết, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập tự do ấy.0,5 điểm-
Từ những lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn, bản tuyên ngôn đi đến kết luận thuyết phục: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”0,5 điểm
– Đánh giá giá trị tác phẩm, phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh 0,5 điểm 
Lưu ý: Nếu học sinh có kĩ năng làm bài tốt, cơ bản đạt được các yêu cầu về kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa.
(đề sưu tầm )
Xem thêm  : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12
  read more