tự tình

Cảm nhận về bài thơ “ Tự tình II ” của thi sĩ Hồ Xuân Hương

Đề :  Cảm nhận về bài thơ “ Tự tình II ” của thi sĩ Hồ Xuân Hương

Bài làm

Như Raxun Gamzatop từng nói: “ Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt đắng cay”. Văn chương nói chung hay thơ ca nói riêng từ lâu đã là phương thức nghệ thuật giúp con người bộc bạch những cảm xúc, tình cảm sâu kín nhất, cũng là người bạn đồng hành trải qua bao giông tố của cuộc đời. Đến với thơ ca con người như được sống là chính mình, được bày tỏ, được căm ghét, được yêu thương. Với “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương ta sẽ cảm nhận rõ ràng hơn về tâm trạng cũng như nỗi bi kịch đau đớn của người phụ nữ thời xưa – khi chế độ phong kiến thối nát còn gieo nên bao nỗi bất hạnh cho lớp người chân yếu tay mềm. read more

Đề thi bán kì Ngữ văn lớp 11 theo định hướng PTNL có ma trận đáp án

MA TRẬN ĐỀ THI BÁN KỲ I
 MÔN NGỮ VĂN 11 
Năm học 2019– 2020   
 
MỤC TIÊU:
1.Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của những bài đã học.
Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức:
HÌNH THỨC:
Tự luận
Theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia và đặc điểm môn Ngữ văn, phần làm văn cũng được phân loại cụ thể mức độ nhận thức và năng lực để đánh giá của học sinh qua hướng dẫn chấm.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:      
  read more

Đề thi HSG bài Tự tình Hồ Xuân Hương : Thơ là tự truyện của khát vọng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

 
 
(Đề thi gồm có 02 trang)
 

ĐỀ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi:
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 24 tháng 11 năm 2018.

 
Đọc – hiểu (6,0 điểm):
       Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
       Mùa hạ năm nay mưa nhiều. Dưới bầu trời mưa luôn có người vui, có người buồn. Người vui vì trời đỡ oi hơn, không khí lành lại sau cơn mưa giông chiều. Người buồn vì gánh tào phớ lướt thướt, hi vọng tan dần trong làn mưa. Người vui vì khoai sắn mọc nhanh như thổi trên đồi, người buồn vì nước mắt rơi trên những đồng muối hoà theo hạt mưa rơi. Có chú nhóc hoan hỉ mút chè ế đựng trong những túi ni lông, như không hay biết có hai đứa em gái bán chè chiều nay chạy mưa, về sớm, đang ngồi thút thít trong góc nhà mình.
Cuộc đời này luôn có vui, có buồn, như cái áo luôn có mặt trái, mặt phải. Làm sao như chiếc áo may cho trẻ con, mặt phải rất đẹp nhưng mặt trái cũng được may rất tinh tế, khéo léo. Để làn da trẻ con nhạy cảm không đau khi tiếp xúc những đường gân áo (vì thế mà quần áo trẻ con ở nước ngoài luôn đắt hơn quần áo người lớn). Làm sao để niềm vui của người này không là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hoá một ngôi làng nhưng lại không ung thư hoá dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau, đừng để những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những dòng sông thành sông chết. Làm sao để sân golf mang niềm vui cho người cầm gậy nhưng không mang nỗi buồn cho người cầm cuốc, cầm cày. Làm sao cho 18 lỗ, 32 lỗ có thể lấp đầy nỗi lo của người nông dân mất đất.
Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Chỉ  có thể  là thế  khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc riêng mình mặc ai kia khổ sở. Tôi có đọc một truyện ngắn của Tổng Thư kí tòa soạn Sinh viên Việt Nam – Hoa Học Trò mang tên  “Huyền thoại phần mía ngọn”. Câu chuyện trả  lời câu hỏi khi nào em lớn? Câu trả lời: khi nào em biết nhận phần mía ngọn, để phần mía gốc cho người khác. Ấy là khi em lớn, vịt con xấu xí sẽ biến thành thiên nga.
(Trích Huyền thoại phần mía ngọn, theo Yêu xứ sở, thương đồng bào,
Đoàn Công Lê Huy, NXB Kim Đồng, 2016, tr. 82)
 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, làm thế nào để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của
người kia?
Câu 3: Hãy chỉ ra 2 biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn thứ hai và tác dụng của nó.
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: “khi nào em biết nhận phần mía ngọn, để phần mía gốc cho người khác. Ấy là khi em lớn, vịt con xấu xí sẽ biến thành thiên nga”?
Làm văn:
 Câu 1: (4,0 điểm)
       Từ đoạn ngữ liệu trong phần đọc – hiểu và những trải nghiệm thực tế, anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về chủ đề: “Tôi – chúng ta”.
Câu 2: (10,0 điểm)
Nhà phê bình văn học nổi tiếng người Pháp Jean – Michel Maulpoix cho rằng:
“Thơ là tự truyện của khát vọng”.
     Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc cảm nhận bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương và liên hệ với một số bài ca dao than thân có mở đầu bằng “Thân em..”, hãy làm sáng tỏ ý kiến.
…… Hết……
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi: VĂN read more

Đề HSG: Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ       ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH LỚP 11
                                                                             NĂM HỌC 2018 -2019   
                                                                                MÔN: NGỮ VĂN
                                                      Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
 
I.ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)    
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…
            Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã  trao nhầm đối tượng. 
(…) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…
          (Trích“ Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã – Nguồn www.vietgiaitri. com, 04/6/2015)
Câu 1 ( 0,5 điểm): Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2 ( 0,5 điểm): Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để khẳng định“Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”?
Câu 3(2,0 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó?
Câu 4(2,0 điểm): Thông điệp rút ra từ đoạn trích trên?
 
II.LÀM VĂN ( 14.0 điểm)
 
Câu 1(4.0 điểm)
 Những giọt sương lặn vào trong lá cỏ
Qua nắng gắt, qua bão tố
Vẫn giữ được cái trong lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh bình thản trước vầng dương
(Sự bùng nổ của mùa xuân – Thanh Thảo)
Suy nghĩ của anh (chị) về bài học cuộc sống được gợi ra từ đoạn thơ trên.
 
Câu 2 (10.0 điểm)
Bàn về thơ, nhà lí luận phê bình nổi tiếng của Trung Quốc, Viên Mai đã nói:
                   “ Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật”
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Tự tình (Bài II) của Hồ Xuân Hương. Từ đó so sánh với Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du để thấy được cái cái riêng của tình cảm chân thật trong thơ.                                                 
………………………………….Hết…………………………………….
 
– Thí sinh không sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.
 
HƯỚNG DẪN CHẤM
  read more

Đề liên hệ nỗi khổ của người phụ nữ trong Vợ chồng A Phủ và Tự tình

Đề: Cảm nhận nỗi thống khổ của Mỵ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Từ  đó liên hệ nỗi đau thân phận của người phụ nữ trong tác phẩm Tự tình của Hồ Xuân Hương.
Đán án
Phân tích đề.
– Luận đề: Nỗi thống khổcủa nhân vật Mỵ khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.
– Thao tác lập luận: PT, SS, BL
Lập dàn ý.
A.Mở bài
– GT tác giả TH và tác phẩm Vợ chồng A Phủ
–  Nêu luận đề: Nỗi thống khổ của Mỵ khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.
Thân bài
Bước 1: Cảm nhân chung/GT chung: GT hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm/ Cảm hứng sáng tác
– VCAP là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của chuyến đi cùng với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952
–  Sau 8 tháng cùng ăn cùng ở “ ĐN, con người miền tây để thương, để nhớ cho tôi rất nhiều. Hình ảnh Tây Bắc đau thương mà dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người thành việc trong tâm trí tôi….Vì thế tôi viết truyện Tây Bắc”( Tô Hoài)-> Cảm húng hồi sinh, nhân đạo và hiện thực
Bước 2 : Phân tích(Cảm nhận )về nỗi thống khổ của Mỵ khi về làm dâu nhà  thống lí Pá Tra.
-Luận điểm 1: Sức cuốn hút của VCAP trước hết là ở cách giới thiệu nhân vật đầy ấn tượng, bất ngờ tự nhiên mà đầy ấn tượng.
+ Mỵ xuất mở đầu tác phẩm bằng những nét vẽ chân thực và sống động “ cô gái ngồi quay sợi bên tảng đá.. cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy,……cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”
->Thủ pháp nghệ thuật đối lập được khai thác một cách triệt để, Mỵ lẻ loi, âm thầm, nhẫn nhục như lẫn vào những vật vô tri vô giác trong cảnh giàu có, tấp nập, đông vui của nhà thống lí, gieo vào lòng người đọc ấn tượng về 1 số phận nghệt ngã và tủi nhục.
Luận điểm 2: Trước khi về làm dâu nhà thống lí, Mỵ đã có một thời con gái đầy hạnh phúc, đáng sống.
+ Mỵ xinh đẹp, tài giỏi, đặc biệt là tài thổi sáo.
t TH không dùng ngôn từ để khắc họa bức chân dung của Mỵ, nhưng chỉ qua việc trong những đêm tình mùa xuân “ Trai  đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mỵ” đủ để ta cảm nhận được nhan sắc xinh đẹp của Mỵ
tMỵ có tài thổi sáo “ Mỵ thổi sáo giỏi, Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá hay như thổi sáo”
+ Mỵ còn là cô gái đảm đang, chăm chỉ, khát vọng tự do, khát vọng sống mãnh liệt
Mỵ đã biết cuốc nương làm ngô, xin cha đừng bán cho nhà giàu..
Mở rộng( BL): trước khi về làm dâu, Mỵ là bông hoa xinh đẹp của núi rừng tây bắc, niềm ao ước của bao trai bản. Với trái tim rạo rực yêu thương, tâm hồn Mỵ đang rộng mở để đón hương hoa cuộc đời.
Luận điểm 3:             Quãng đời làm dâu đầy đau khổ và nghiệt ngã của Mỵ
+ NN: Vì món nợ truyền kiếp, Mỵ trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí. Để cứu nạn cho cha, cô đã chịu bán mình, chịu sống cảnh làm người con dâu gạt nợ trong nhà thống lí .-> Nghĩa là cả cuộc đời của Mị không thoát ra được kiếp con nợ.
t Phơi bày được bất công xã hội, những hủ tục đáng sợ
t LH so sánh:Thấp thoáng bóng dáng của nàng Kiều đã bán mình để chuộc cha và em. Dù thời đại nào, người phụ nữ luôn chấp nhận sự hy sinh.
+Mỵ bị đày đọa, hành hạ về thể xác:
t “Bây giờ Mị tưởng minh là con trâu , mình cũng là con ngựa”, Thân phận Mỵ như trâu như ngựa, thậm chí không bằng kiếp trâu ngựa
t ““Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa màu thì giặt đay, xe đay, đến mùa thi đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi” Mỵ làm việc quần quật suốt năm suốt tháng không được ngơi nghỉ như 1 cỗ máy.
tMỵ  bị A Sử trói đứng suốt đêm, bị đánh đập
+ Mỵ còn bị giam hãm về mặt tinh thần
tDưới sự bóc lột tàn bạo của giai cấp thống trị, Mỵ đã bị tê liệt ý thức làm người, tâm hồn trở nên chai sạn. Khi bố mị chết rồi, “Mị không tưởng Mỵ còn có thể ăn lá ngón tự tử, ở lâu trong cái khổ Mỵ quen khổ rồi”
tMột cô Mị mới hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lặng câm sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”
tMỵ bị giam hãm trong căn buồng “ kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông nhỏ bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”. Đây chính là ngục thất tinh thần, nó không giam hãm thân xác Mị, nhưng nó hủy hoại sức sống  tâm hồn, tuổi xuân của Mỵ.
->Từ một người con gái trẻ đẹp tràn đấy sức sống, giờ đây Mỵ sống như cái bóng vật vờ, không hồn không cảm xúc. Số phận bi thảm của Mị là số phận điển hình tiêu biểu cho hàng vạn người con gái nghèo miền núi trước cách mạng tháng Tám.
MR( BL): Chưa bao giờ ta thấy số phận con người lại đắng cay tủi  nhục đến như vậy. Bao nỗi xót xa, phẫn uất như dâng lên trong cảm xúc người đọc. Đó là những tình cảm, thái độ  của nhà văn gửi trọn trong tác phẩm. Mỵ là hình ảnh trung tâm ma TH gửi gắm giá trị nhân đạo va giá trị hiện thực sâu sắc
Luận điểm 4: Nghệ thuật. Nêu nghệ thuật
Luận điểm 5 : Liên hệ Nỗi đau thân phận người phụ nữ qua bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương read more

Đề thi chọn đội tuyển HSG quốc gia môn văn tỉnh Thanh Hóa

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN THI: NGỮ VĂN
Ngày thi: 09/10/2014
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm 02 câu, có 01 trang)
Câu 1 (8,0 điểm)
Sự bình yên
Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình… Bình yên thật sự. “Ta chấm bức tranh này!” – Nhà vua công bố.
(Dẫn theo nguồn từ Internet)
Từ ý nghĩa câu chuyện đến quan niệm của anh/chị về sự bình yên trong cuộc sống.
Câu 2 (12,0 điểm)
Nhà thơ Lê Đạt cho rằng:
Chữ bầu lên nhà thơ.
Bằng cảm nhận về hai bài thơ: Tự tình II (Hồ Xuân Hương) và Tây Tiến (Quang Dũng), anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN THI: NGỮ VĂN
Ngày thi: 09/10/2014
(Đáp án gồm có 04 trang)
Từ ý nghĩa câu chuyện Sự bình yên đến quan niệm của anh/chị về sự bình yên trong cuộc sống.
8,0
Yêu cầu chung
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan niệm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể
a.
Giải thích ý nghĩa câu chuyện
1,5
– Chỉ ra ý nghĩa của hai bức tranh vẽ về sự bình yên:
+ Bức tranh thứ nhất: vẽ hồ nước yên ả -> Bình yên là sự êm ả, tĩnh lặng do không gian ngoại cảnh đem lại.
+ Bức tranh thứ hai: vẽ bên trong khung cảnh dữ dội là hình ảnh một con chim mẹ đang xây tổ, bình thản đậu trên tổ của mình -> Bình yên là sự yên an, bình thản, tĩnh lặng trong tâm hồn trước giông bão của cuộc sống.
– Ý nghĩa của câu chuyện: từ sự lựa chọn bức tranh thứ hai của nhà vua, câu chuyện chia sẻ một quan niệm về sự bình yên. Sự bình yên trong tâm hồn mới là sự bình yên đích thực.
b.
Bày tỏ quan niệm của bản thân về sự bình yên trong cuộc sống
5,0
Từ nhận thức và những trải nghiệm riêng, thí sinh có thể bày tỏ quan niệm của mình về sự bình yên trong cuộc sống: quan niệm ấy có thể giống, không giống hoặc chỉ giống một phần với quan niệm được rút ra từ ý nghĩa của câu chuyện. Dù quan niệm như thế nào cũng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng và có thái độ bàn luận nghiêm túc, thiện chí.
c. Bài học
1,5
Từ quan niệm về sự bình yên trong cuộc sống, thí sinh cần nêu lên được định hướng nhận thức và hành động để bản thân có thể đạt được sự bình yên đích thực.
 
2. Cảm nhận về hai bài thơ: Tự tình II (Hồ Xuân Hương) và Tây Tiến (Quang Dũng) để bình luận ý kiến của Lê Đạt: Chữ bầu lên nhà thơ.
12,0
Yêu cầu chung
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.
Yêu cầu cụ thể
a.Giải thích ý kiến 3,0
* Cắt nghĩa ý kiến:
– Chữ: không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh mà quan trọng đó chính là ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật.
– Chữ bầu lên nhà thơ: là khẳng định vai trò của ngôn ngữ đối với nhà thơ. Ngôn ngữ góp phần: chuyên chở điệu hồn thi nhân; khẳng định tài năng, phong cách của người nghệ sĩ; tôn vinh vị thế nhà thơ.
1,5
* Lí giải ý kiến:
– Ngôn ngữ là chất liệu, yếu tố đầu tiên của văn học. Ngôn ngữ thơ là tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là kiến trúc ngôn từ đặc biệt.
– Bản chất của thơ là trữ tình. Tiếng lòng của nhà thơ chỉ có thể được vang lên, được hữu hình hóa thành câu chữ, âm thanh, nhịp điệu.
– Lao động thơ thực chất là lao động chữ nghĩa, đòi hỏi tài năng, sự sáng tạo và tâm huyết của nhà thơ.
1,5
b.Cảm nhận về hai bài thơ: Tự tình II (Hồ Xuân Hương) và Tây Tiến (Quang Dũng)
7,0
* Thí sinh không phải cảm nhận toàn bộ bài thơ mà chỉ tập trung cảm nhận những nét đặc sắc trong cách sử dụng, tổ chức ngôn ngữ ở hai tác phẩm để thấy được vai trò của nó trong việc tôn vinh mỗi nhà thơ.
– Cảm nhận bài thơ Tự tình II:
+ Sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh: những động từ chỉ tình thái (dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc,…), những tính từ chỉ trạng thái (say, tỉnh, khuyết, tròn,…).
+ Phối hợp, tổ chức ngôn ngữ một cách sáng tạo: nghệ thuật đối, đảo ngữ, cách ngắt nhịp,…
=> Bằng cách sử dụng, tổ chức ngôn ngữ sáng tạo, tài tình, Hồ Xuân Hương đã bộc lộ được tâm trạng bất mãn với cuộc đời, số phận và niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi.
– Cảm nhận bài thơ Tây Tiến:
+ Phối hợp, hòa trộn nhiều sắc thái phong cách ngôn ngữ với những lớp từ vựng đặc trưng. Có ngôn ngữ trang trọng mang màu sắc cổ kính (đoàn binh, viễn xứ, biên cương, khúc độc hành,…); lại có ngôn ngữ thông tục, sinh động của tiếng nói hàng ngày (bỏ quên đời, cọp trêu người, không mọc tóc, chẳng tiếc đời xanh,…).
+ Kết hợp từ độc đáo, mới lạ tạo nghĩa mới hoặc sắc thái mới cho từ ngữ (nhớ chơi vơi, súng ngửi trời, mưa xa khơi, hoa đong đưa, dáng kiều thơm,…).
+ Sử dụng hệ thống các địa danh vừa tạo ấn tượng về tính cụ thể, xác thực của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người lại vừa gợi được sự hấp dẫn xứ lạ phương xa.
+ Sử dụng thể hành với những câu thơ phối hợp đan xen thanh điệu bằng, trắc tạo nên giọng điệu thơ bi tráng.
=> Những nét đặc sắc, tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của Quang Dũng đã khắc họa nỗi nhớ da diết của nhà thơ về người lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa trên nền thiên nhiên miền Tây hùng hiểm và thơ mộng.
 
* Đánh giá vai trò của ngôn ngữ ở hai bài thơ trong việc “bầu lên nhà thơ”:
– Cách sử dụng, tổ chức ngôn ngữ độc đáo trong bài Tự tình II đã góp phần tôn vinh nhà thơ Hồ Xuân Hương xứng đáng là nhà thơ của phụ nữ, “Bà chúa thơ Nôm” (Xuân Diệu).
– Những nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ ở bài thơ Tây Tiến đã góp phần khẳng định sự tài hoa, tinh tế của nhà thơ Quang Dũng – “áng mây trắng xứ Đoài”.2,0
c.Bình luận ý kiến
2,0
– Lời chia sẻ của Lê Đạt chính là tâm niệm sâu sắc của người nghệ sĩ luôn ý thức cao về nghề: chọn lựa chữ, nghiêm khắc với chữ trong thơ cũng chính là sự chọn lựa của tình yêu và trách nhiệm với ngòi bút của mình.
– Ý kiến cũng là một định hướng, gợi mở cho người đọc khi đến với thơ: đọc thơ cần giải mã được cấu trúc ngôn từ để lắng nghe điệu hồn thi nhân; để trân trọng tài năng, sự lao động sáng tạo của nhà thơ.
– Tuy nhiên, khẳng định vai trò của ngôn ngữ với nhà thơ không có nghĩa là coi việc làm thơ chỉ là gò câu, đúc chữ, rơi vào chủ nghĩa hình thức cực đoan.
Lưu ý chung
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
……………………………………………HẾT…………………………………………..
Xem thêm : tây tiến,  tự tình ,  HỌC SINH GIỎI read more

Đề đọc hiểu và Nghị luận xã hội về bài thơ Tự Tình Hồ Xuân Hương

Bộ đề luyện thi về bài thơ Tự tình Ngữ văn 11. Đề đọc hiểu và nghị luận xã hội 200 chữ về bài Tự Tình Hồ Xuân Hương
Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(Tự tình II,Hồ Xuân Hương, Ngữ văn 11, tập 1, NXBGDVN 2010, tr.18). read more

Bộ đề luyện thi và bài văn mẫu về bài thơ Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương

Dàn ý phân tích bài thơ, bộ đề ôn thi , những bài văn mẫu về bài thơ Tự tình- Ngữ văn 11. Ôn tập Bài tự tình 2
Hướng dẫn soạn bài Tự tình Ngữ văn lớp 11

TỰ TÌNH

Hồ Xuân Hương –

 Ôn tập kiến thức cơ bản về bài thơ tự tình 2

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là “bà chúa thơ nôm”. Bà là một “thiên tài kì nữ” nhưng cuộc đời đầy éo le, bất hạnh. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà vẫn rất trữ tình. Một trong những bài thơ tiêu biểu viết về tâm trạng, nỗi niềm của người phụ nữ trước duyên phận, cuộc đời mình là “Tự tình” (II).
 Khái quát về bài thơ
“Tự tình” (II) là bài thơ thuộc chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài của bà. Đây là chùm thơ nữ sĩ viết để tự kể nỗi lòng, tâm tình của mình. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với bố cục bốn phần: đề, thực, luận, kết. Bài thơ thể hiện thái độ, tâm trạng vừa đau đớn, vừa phẫn uất trước thực tại đau buồn, tuy vậy, bà vẫn gắng gượng vươn lên, nhưng rồi vẫn rơi vào bi kịch. Dựa vào nội dung bài thơ, ta có thể đoán bài thơ được sáng tác khi bà đã gặp phải những éo le, bất hạnh trong tình duyên.
 Dàn ý phân tích Nội dung, nghệ thuật bài thơ tự tình 2:
Hai câu đề: read more

Giáo án bài Tự Tình- Hồ Xuân Hương theo định hướng phát triển năng lực

Giáo án bài Tự Tình- Hồ Xuân Hương theo định hướng phát triển năng lực
Soạn bài Tự tình II, Ngữ văn 11.

TỰ TÌNH

Ngày soạn: 26/8/2016
Tuần         :    1
Tiết PPCT:    3 – 4
 
                                                               – Hồ Xuân Hương-

Mục tiêu cần đạt:

. Kiến thức:
Tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.
Khả năng Việt hóa thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ thời Đường vào thơ ca.
Kĩ năng: Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
Thái độ: Cảm thông với tâm sự HXH nói riêng và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung .
Về định hướng phát triển năng lực:
– Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng, tâm sự của HXH được gửi gắm trong bài thơ; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
– Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
– Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm; hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm; hình thành và nâng cao những xúc cảm thẩm mỹ… read more

Đề kiểm tra Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực, chủ đề thơ trung đại Việt Nam

Đề kiểm tra Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực, chủ đề thơ trung đại Việt Nam

CHỦ  ĐỀ THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

(Ngữ văn: 11)

XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG

  • Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của những bài thơ trong chủ đề.
  • Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ trung đại Việt Nam.
  • Bước đầu nhận diện được một số phong cách thơ trung đại ở một số phương diện như: đề tài, cảm hứng, thể loại và ngôn ngữ.
  • Biết cách đọc hiểu một văn bản thơ trung đại.
  • Vận dụng được những hiểu biết về thơ trung đại Việt Nam vào đọc hiểu những văn bản tương tự ngoài chương trình SGK.

Từ đó có thể hình thành các năng lực sau:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản.
+ Năng lực đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 
 II.BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ “THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM” THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
  read more

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn tỉnh Thanh Hóa , đề 2

Đề thi học sinh giỏi môn văn : Quan niệm của anh/chị về sự bình yên trong cuộc sống. Chữ bầu lên nhà thơ. Tự tình II (Hồ Xuân Hương) và Tây Tiến (Quang Dũng),

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
 
ĐỀ CHÍNH THỨC

Số báo danh:
………………….

 
 

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIANĂM HỌC 2014 – 2015
 
MÔN THI: NGỮ VĂN
Ngày thi: 09/10/2014
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm 02 câu, có 01 trang)
 

 

Câu 1 (8,0 điểm)

Sự bình yên
Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình… Bình yên thật sự. “Ta chấm bức tranh này!” – Nhà vua công bố.
(Dẫn theo nguồn từ Internet)
Từ ý nghĩa câu chuyện đến quan niệm của anh/chị về sự bình yên trong cuộc sống. read more

Đề thi bán kì môn Ngữ văn lớp 11, có ma trận ,đáp án

Đề thi bán kì môn Ngữ văn lớp 11, có ma trận ,đáp án. Nghị luận xã hội về lối sống thực dụng.Bài thơ Tự tình (bài II) vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I

 NĂM HỌC 2016 – 2017 

MÔN: NGỮ VĂN 11.

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
  Một lần đi thăm thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:
          – Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ kĩ của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có Internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ…
          Người thầy giáo trả lời:
          – Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng.
          Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng.
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp TP.HCM).
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi?
Câu 3. Người thầy giáo muốn nói gì với cậu sinh viên qua câu: “Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng”.
Câu 4. Chi tiết “Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng” nói lên điều gì?
Câu 5. Nêu một bài học mà anh/chị cho là thấm thía sau khi đọc văn bản trên. read more

Đề thi học sinh giỏi về bài Tự Tình- Hồ Xuân Hương

Bàn về thơ, Xuân Diệu có nói: “thơ là hiện thực. thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích bài thơ Tự tình ( II) của Hồ Xuân Hương, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hướng dẫn cách làm:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần phải đảm bảo được các ý sau:
Mở bài :
+Dẫn dắt và giới thiệu nhận định: “thơ là hiện thực. thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”
+ Giới thiệu bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương read more

Đề thi học sinh giỏi ngữ văn 11 Tỉnh Vĩnh Phúc

Giới thiệu với các em đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường, Sở Giáo dục Đào tạo Vĩnh Phúc :
Đề thi tương đối khó, dành cho trường THPT chuyên, các em suy ngẫm kĩ trước khi làm bài, tham khảo đáp án ở dưới nhé:
 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1 (3,0 điểm)
Cổ nhân có câu:
“Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã” (Tuổi trẻ mà đỗ đạt cao là điều bất hạnh thứ nhất).
Là một người trẻ sống trong thời hiện đại, anh chị suy nghĩ như thế nào về lời nói của người xưa?
Câu 2 (7,0 điểm) read more

Câu hỏi Đọc hiểu về bài thơ Tự tình Hồ Xuân Hương

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

Mảnh tình san sẻ tí con con!

tự tình
Câu 1: Em hiểu gì về nhan đề bài thơ?
Câu 2: Tác dụng của từ láy “văng vẳng” và từ “dồn” trong việc  thể hiện tâm trạng nhà thơ?
Câu 3: Nghĩa của từ “trơ” trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” là gì? read more

PT Magazine bởi ProDesigns