Đây thôn vĩ dạ

Đề HSG môn văn Quảng Ninh Tây Tiến- Đây thôn Vĩ Dạ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH QUẢNG NINH
—————————————–
 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT NĂM 2018
Môn thi: NGỮ VĂNBảng
Ngày thi: 04/12/2018
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
——————————————————————————-
(Đề thi này có 01 trang)
 

 
Câu 1 (8.0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về  ý kiến của Lep Tôn-xtôi:
             Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt, nhưng xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn.
(Theo sách Danh ngôn thế giới Đông Tây kim cổ,
NXB Văn hóa – Thông tin 1999, tr. 448)
Câu 2 (12.0 điểm)
  Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
(SGK Ngữ văn 11 – Tập một, NXBGD, năm 2014, tr.136)
Hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên qua việc cảm nhận các đoạn thơ:
 
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ Văn 11, Tập 1, NXBGD năm 2011, tr. 22)
 
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
(Trích Tây Tiến – Quang Dũnmg, SGK Ngữ văn 12, Tập 1, NXBGD, năm 2014, tr.88)
 
———————- Hết ———————
 
 
 
 
– Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
– Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………….Số báo danh:………………….
Chữ kí của cán bộ coi thi 1:……………   Chữ kí của cán bộ coi thi 2:…………………..
 
  read more

Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn văn lớp 10-11 Hà Tĩnh 2019

         

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
                  HÀ TĨNH

 

ĐỀ THI  CHÍNH THỨC

 
(Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2018 – 2019

 
Môn thi: NGỮ VĂN LỚP 11
Thời gian làm bài: 180 phút
 

     
 
 
Câu 1. (8,0 điểm)
Chỉ trong sự tự do cá nhân, tình thương yêu và sự tử tế mới có thể đơm hoa kết trái”
(J. Krishnamurti, Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, NXB Hồng Đức, 2017)                                                 
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2. (12,0 điểm)
Đến Thơ mới, trong thơ ca Việt Nam mới có từng cái tôi trữ tình cá thể. Mỗi thi sĩ Thơ mới tiêu biểu là một gương mặt, một điệu tâm hồn không thể lẫn”.
(Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại, Tập 1, NXB Đại học Sư phạm, tr 145)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua các bài Thơ mới trong chương trình Ngữ Văn 11, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 
——— HẾT ——–
 
 
 
 
 
–         Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
–         Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 
 
 
 
Họ và tên:…………………………………… Số báo danh:……………………………..
 
 

                            (Hướng dẫn chấm có 04 trang)

Hướng dẫn chung
– Do đặc trưng của kì thi nên Giám khảo cần nắm vững được nội dung, yêu cầu của đề bài để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh: Năng lực hiểu biết, vận dụng, sáng tạo và khả năng tạo lập văn bản;
– Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản hoặc có những kiến giải một cách sáng tạo, thuyết phục thì giám khảo vẫn có thể cho điểm tối đa; tránh việc đếm ý cho điểm;
– Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, giàu chất văn, có lối tư duy phản biện; kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
– Những bài viết mắc vào lỗi kiến thức, chính tả, dùng từ, ngữ pháp thì tùy vào mức độ để cho điểm.
Hướng dẫn cụ thể read more

Dạy học theo chủ đề tích hợp :Trái tim buồn trong hai tác phẩm: Tràng Giang và Đây Thôn Vĩ Dạ.

Chuyên đề 2
                     DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ
Phần I.  ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá được Bộ GD&ĐT đặc biệt chú trọng. Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GD&ĐT về việc thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông nêu rõ định hướng điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình hiện hành và xây dựng kế hoạch giáo dục mới ở từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo các bước: rà soát lại nội dung chương trình SGK hiện hành, sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Như vậy chủ trương của Bộ GD&ĐT là giao quyền tự chủ cho các nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh và phù hợp với tình hình thực tiễn tại nhà trường; khuyến khích giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật, tăng cường các hoạt động nhằm đưa bài học gắn liền với thực tiễn cuộc sống.
Vì thế, trong buổi sinh hoạt chuyên môn đầu năm học 2017- 2018, nhóm Ngữ văn đã bàn bạc và thống nhất ý kiến xây dựng chuyên đề  DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ, áp dụng cụ thể với chủ đề Trái tim buồn trong hai tác phẩm: Tràng Giang( Huy Cận) và Đây Thôn Vĩ Dạ( Hàn Mạc Tử).
Phần IIKẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TRÁI TIM BUỒN TRONG HAI TÁC PHẨM
“ TRÀNG GIANG” (HUY CẬN) , “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” (HÀN MẠC TỬ)
 GIỚI THIỆU CHUNG
Ý tưởng chọn chủ đề: 
Theo dự án phát triển giáo dục trung học về “Xây dựng các chủ đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” và dựa vào nội dung của sách giáo khoa hiện hành, từ các bài học trong SGK Ngữ văn 11 tập 2, tổ Ngữ Văn xây dựng chủ đề : Trái tim buồn trong hai tác phẩm: Tràng Giang (Huy Cận) và  Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
Cơ sở xây dựng chủ đề:
Cả hai tác phẩm có sự xâu chuỗi về kiến thức và kĩ năng
– Tránh sự trùng lặp về nội dung, giảm được thời gian giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh
– Phát huy năng lực tự học trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.
– Đổi mới phương pháp học tập.
NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Mô tả chủ đề: Chuyên đề này gồm các bài:
– “Tràng giang” ( Huy Cận)
– “ Đây thôn Vĩ Dạ” ( Hàn Mạc Tử)
Mạch kiến thức của chủ đề:
Cơ sở khoa học:
– Tác phẩm Tràng Giang (Huy Cận)
+ Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ
+ Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và
hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí…
– Tác phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
+ Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.
+ Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: một hồn thơ luôn quằn quại yêu; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
Vận dụng thực tiễn:
Chuyển thể văn bản ( Ngâm thơ, hát,..)
Dự kiến thời lượng, thời điểm:
– Thời lượng: 4 tiết ( tiêt 80,81,82,83)
– Thời điểm thực hiện chủ đề: trong học kì II – lớp 11 ( tuần 22, 23)
III. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI CỦA CHỦ ĐỀ: read more

Đề liên hệ bài Sóng và Đây thôn Vĩ Dạ

SỞ GD VÀ ĐT TP HỒ CHÍ MINH                                     ĐỀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH                                            NĂM HỌC 2017-2018
                                                                                                                  MÔN NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài : 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
I/ Đọc – hiểu  (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
     “Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa. Ước mơ là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì bạn sẽ tìm cách đạt được nó. Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước.
      Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng. Bạn hãy đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng bước hiện thực hóa chúng. Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày, bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là kẻ mơ mộng. Để đạt được thành công như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi này, bạn phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy là dòng huyết mạch của sự phát triển và là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực.
        Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ chính là con đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa chúng.
       Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả.”
(Trích “Không gì là không thể”, George Matthew Adams)
Câu 1) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên.
Câu 2) Theo tác giả, để đạt được thành công như mong muốn chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3) Tác giả cho rằng: “Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa”. Anh/chị hiểu như thế nào là ước mơ phù hợp ?
Câu 4) Thông điệp nào trong đoạn văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Lí giải vì sao?
II/ Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ đoạn trích trong phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về vai trò của ước mơ trong sự thành công của mỗi người.
 
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích những suy tư, trăn trở và khao khát về tình yêu được Xuân Quỳnh bộc lộ qua đoạn thơ sau:
“ Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
 
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh,  Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục, 2008, tr.155)
Liên hệ với những suy tư, trăn trở, khao khát của Hàn Mặc Tử  trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, anh / chị có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Xuân Quỳnh, Hàn Mặc Tử được thể hiện trong hai bài thơ?
………HẾT…….
Họ và tên học sinh:. ………………………………………………………………….
Số báo danh:……………………………………………………………………………….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM       ĐỀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH                              NĂM HỌC 2017 – 2018
                                                                                                     NGỮ VĂN – KHỐI 12
                                                                                                                       
HƯỚNG DẪN CHẤM
  read more

Đề thi thử THPT QG so sánh Tây Tiến và Đây thôn Vĩ Dạ

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
 Bài thi: NGỮ VĂN
                                                               Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ THAM KHẢO 1
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao…?” Tại sao không…?” và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.
            Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình một bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “chạm đến một lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và  vươn ra biển lớn
(Trích Tìm kiếm niềm đam mê, Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr17, 18)
Câu 1: Anh/chị hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả, vì sao “Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”? (0,5 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và  vươn ra biển lớn”? (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần cá tính của bạn”? (1,0 điểm)
LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của niềm đam mê trong cuộc sống?
Câu 2 (5,0 điểm): Anh chị hãy làm rõ sự khác nhau trong nội dung cảm xúc của nhân vật trữ tình qua hai đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
            Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
            Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
            Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(Trích Tây Tiến của Quang Dũng – in trong Ngữ văn 12 Tập một, NXBGD, 2008, tr. 88)
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
            Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
            Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
            Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử – in trong Ngữ văn 11 Tập hai, NXBGD, 2007, tr. 39)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt: nghị luận.
Câu 2: (0,5 điểm) Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.
Câu 3: (1,0 điểm)
– Khát vọng khám phá và tìm tòi giúp chúng ta có đủ động lực và sức mạnh để tiếp cận và nắm bắt thế giới.
– Khát vọng khám phá và tìm tòi giúp chúng ta tiến xa khỏi vị trí mà mình đang đứng để “vươn ra biển lớn”.
Câu 4: (1,0 điểm)
– Đồng tình, nếu “rèn luyện và củng cố trí tò mò” để phục vụ những điều có ích cho bản thân và cộng đồng.
– Không đồng tình, nếu “rèn luyện và củng cố trí tò mò” để thỏa mãn những nhu cầu không trong sáng, không lành mạnh, không chính đáng.
LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về kĩ năng:
– Đoạn văn có câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
– Lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
“Đam mê” là gì?:
+ Niềm đam mê là sở thích ở mức độ cao và khát khao đạt được mục đích mà mình theo đuổi.
+ Những miềm đam mê tích cực luôn cần thiết cho tất cả chúng ta.
Biểu hiện của niềm đam mê?
+ Một vài lĩnh vực của niềm đam mê: say mê nghiên cứu khoa học kĩ thuật, say mê văn học nghệ thuật…
+ Biểu hiện của niềm đam mê: dồn tâm huyết và tình cảm cho niềm đam mê, luôn suy nghĩ và tìm cách để thực hiện, mong muốn và khát khao đạt được sở nguyện…
Ý nghĩa của niềm đam mê?
+ Con người không có đam mê sẽ mất đi nỗ lực để chinh phục những đỉnh cao.
+ Không có đam mê, con người sẽ đánh mất động lực để hoàn thành sở nguyện của bản thân.
+ Ca ngợi, tôn vinh những ai dám theo đuổi đam mê và đem đam mê của mình để phục vụ cộng đồng. Phê phán những kẻ yếu hèn đã sớm giã từ đam mê khi gặp khó khăn, thử thách.
Bài học nhận thức và hành động?
+ Biết nuôi dưỡng đam mê lành mạnh và theo đuổi đam mê đến cùng.
+ Sống cần phải có đam mê mới có cống hiến cho đời.
Câu 2 (5,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học ; vận dụng tốt các thao tác lập luận ; không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp. Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm cùng với những cảm nhận sâu sắc về nội dung cảm xúc 2 đoạn thơ trích trong 2 bài Đây thôn Vĩ DạTây Tiến, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý sau đây:
a) Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm
b) Làm rõ những nét khác nhau trong nội dung cảm xúc của nhân vật trữ tình qua hai đoạn thơ
b.1. Nội dung cảm xúc trong đoạn thơ của Quang Dũng là nỗi nhớ Tây Tiến – nhớ con đường hành quân trên núi rừng Tây Bắc
– Nỗi nhớ đó được khơi dòng khi nhà thơ đã rời xa sông Mã – con sông gắn bó với người lính Tây Tiến. Đó là nỗi nhớ ấy mênh mang, đầy ắp, da diết và nó có khả năng mở ra một vùng hoài niệm.
– Nhớ con đường hành quân Tây Tiến là nhớ những địa danh xa lạ gắn với cái dữ dội, khắc nghiệt và cả cái vẻ thơ mộng của núi rừng Tây Bắc
– Từ nỗi nhớ Tây Tiến đã ta nhận ra tâm hồn lãng mạn của nhân vật trữ tình. Chính tâm hồn lãng mạn ấy đã giúp những những người lính Tây Tiến vượt lên gian khổ hy sinh để chiến đấu và chiến thắng.
b.2.  Nội dung cảm xúc trong đoạn thơ của Hàn Mặc Tử là những hoài niệm về thôn Vĩ – nơi có người tình trong mộng của nhà thơ.
– Hoài niệm thôn Vĩ được khơi dòng từ một câu hỏi mà tác giả tự phân thân để hỏi chính mình: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Câu hỏi vừa chứa đựng niềm ao ước được về thăm thôn Vĩ vừa thể hiện sự mặc cảm về hoàn cảnh hiện tại và khả năng thực hiện ao ước của mình.
– Từ trong dòng hoài niệm cảnh thôn Vĩ hiện ra với vẻ đẹp trong trẻo, đắm say; người thôn Vĩ duyên dáng, kín đáo,  phúc hậu để lại trong lòng anh bao nhung nhớ.
– Lắng sâu trong bức tranh Vĩ Dạ ấy là cảm xúc đắm say mãnh liệt của nhân vật trữ tình khi nói về thôn Vĩ. Từ hoài niệm của nhân vật trữ tình, ta nhận ra được một tâm hồn khao khát cái đẹp và đầy ắp tình người của nhà thơ.
c) Đánh giá chung:
– Hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ, hoài niệm của nhân vật trữ tình về một miền đất có nhiều kỉ niệm.
– Từ nội dung cảm xúc người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình.
– Cách thể hiện nội dung cảm xúc của 2 nhà thơ rất tài hoa.
SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH                                        Trường THPT Số 3 An Nhơn  read more

Đề liên hệ vẻ đẹp sông Hương trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông và Đây Thôn Vĩ Dạ

Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:      
Tuổi trẻ – tự bản thân nó đã là tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn tỏa sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi. Lúc đó là lúc phép thử còn mầu nhiệm, con tốt đỏ trong tay có thể còn phong Hậu, bạn có thời gian làm hậu thuẫn và chân trời vẫn còn gợi nhiều thôi thúc. Còn khi bạn đã lớn tuổi hơn, những trầy, xước đằng trước sẽ làm bạn ngần ngại, nếu bạn bị dúi xuống bùn thì rất có thể bạn sẽ tặc lưỡi nằm đó một mình, hoặc sẽ cố gắng vùng vẫy sao cho người khác cũng vấy bẩn lem luốc giống bạn.
Tuổi trẻ có một thứ vốn ngầm rất đáng quý mà không phải ai cũng biết sự cô  đơn. Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức. Hạnh phúc làm cho con người ta mềm yếu, người ta vui tươi với mọi thứ, người ta quên mất việc phải làm, người ta còn bắt đầu tặc lưỡi nhiều hơn với những thói quen xấu. Tình yêu là một giống dây leo khó chiều. Nó cần được thử thách và bị tấn công. Nếu bạn mớm cơm cho nó hằng ngày, chăm sóc nó quá no đủ, nó sẽ chết yểu.
(Theo Kênh 14.Vn)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Vì sao tác giả lại cho rằng : Tuổi trẻ – tự bản thân nó đã là một tài sản ? (0,75 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: khi bạn đã lớn tuổi hơn, những trầy, xước đằng trước sẽ làm bạn ngần ngại? (0,75 điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức? (1,0 điểm)
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của tuổi trẻ.
Câu 2: (5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương từ cảnh sắc thiên nhiên qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.  Liên hệ với khổ thơ thứ 2 trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử để thấy được sự tương đồng và khác biệt trong cách cảm nhận  về vẻ đẹp sông Hương của hai tác giả.
                              
   PHẦN III: HƯỚNG DẪN CHẤM read more

Đề liên hệ Ai đã đặt tên cho dòng sông và Đây thôn Vĩ Dạ

SỞ GD&ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I
 
 
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 4
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN THI: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Thù hận có thể khiến con người mờ mắt. Có người vì lời thề trả thù mà bất chấp cả sinh mệnh, phải trái, đúng sai. Nhưng điều đó chỉ khiến “oan oan tương báo” chẳng bao giờ dứt, hận thù sẽ chỉ nối dài bằng thù hận.
“Có thù không trả không đáng mặt anh hùng” vốn chỉ là một lý luận cực đoan, hết sức cực đoan. Kẻ anh hùng thực sự thì lấy đức báo oán, vị tha, bao dung, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, dùng ân huệ để cởi bỏ thù hận.
Nếu trong tâm mãi ôm giữ mối hận, bạn chẳng thể nào mong cầu một phút bình an, hạnh phúc. Dẫu kết liễu kẻ thù, rửa nhục báo oán được chăng nữa, liệu người ta có cảm thấy thoải mái hay lại chuốc thêm một nỗi sợ hãi khác: Sợ mình sẽ lại bị trả thù? Con người nếu chỉ biết đối đãi với nhau bằng bạo lực, hận thù, liệu thế giới này sẽ đi về đâu?
Chỉ có tha thứ, bao dung mới là cách hoá giải những mối hận. Bao dung, tha thứ kẻ thù, trước hết là tự cứu vớt chính mình. Tâm oán hận là một con quái vật. Càng nuôi dưỡng nó nhiều, rồi sẽ có một ngày nó quay lại làm hại chính chúng ta. Lòng bao dung có thể giải trừ nó, tưới mát những mảnh hồn trước đó đã khô cằn vì thù hận, và giúp bạn thăng hoa.
                                              ( Theo Văn Nhược– Đại kỷ nguyên, mang tới giá trị cuộc sống)
 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Văn bản đề cập đến vấn đề gì?
Câu 3:  Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn: Con người nếu chỉ biết đối đãi với nhau bằng bạo lực, hận thù, liệu thế giới này sẽ đi về đâu?
Câu 4:  Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Oán thù nên cởi, không nên buộc hay không ? Vì sao?
Làm văn: ( 7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến:  Tha thứ không phải là nhu nhược, mà là đặt mình ở vị thế cao hơn.
Câu 2( 5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong không gian địa lý   (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, ngữ văn 12, tập 1). Từ đó hãy liên hệ với Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2) để thấy sự khác biệt của hai nghệ sĩ khi hướng về sông Hương xứ Huế.
 
————- HẾT ————
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ tên học sinh………………………………………….Số báo danh……………………….
  read more

Đề liên hệ bức tranh thiên nhiên trong bài Tây tiến và Đây thôn Vĩ Dạ

Cảm nhận về đoạn thơ sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Từ đó liên hệ với đoạn thơ: Gió theo lối gió, mây đường mây/Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay/ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?
để nhận xét điểm giống và khác nhau trong nét tài hoa của mỗi tác giả.
 
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ trong bài “Tây Tiến”, liên hệ so sánh với đoạn thơ trong “Đây thôn Vĩ Dạ” để nhận xét điểm giống và khác nhau trong nét tài hoa của mỗi tác giả.
+ Giải thích: “Nét tài hoa” ở đây được hiểu là tài năng nghệ thuật, là sự thể hiện độc đáo, tài tình của các tác giả trong sáng tác của mình.
+ Cảm nhận về nét tài hoa của Quang Dũng qua đoạn trích:
– Bức tranh sông nước miền Tây được thi sĩ xứ Đoài thể hiện một cách độc đáo với những nét vẽ phóng khoáng, cốt để thâu tóm được cái thần, cái hồn của cảnh, của người: Một buổi chiều sương lặng lẽ, mơ màng; cây cỏ, bến bờ mang một nỗi niềm bâng khuâng, man mác. Trên cái nền của cảnh sông nước là “dáng người trên độc mộc”, một vẻ đẹp tình tứ, quyến rũ, như gần như xa.
– Từ bức tranh sông nước chiều sương, ta cảm nhận được chất lãng mạn, mộng mơ, rất học trò mà cũng rất lính của “người đi”, của tác giả.
– Đoạn thơ có giọng điệu trầm buồn. Các câu hỏi tu từ gieo vào lòng người nỗi bâng khuâng nhung nhớ. Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi, tạo hình, biểu cảm. Hình ảnh thơ đẹp, đậm chất lãng mạn “lau”, “bến bờ”, “dáng người”, “hoa đong đưa”…
+ Liên hệ, so sánh với đoạn thơ của Hàn Mặc Tử
– Nét giống nhau: Đều dùng bút pháp gợi tả, với những nét vẽ phóng khoáng cốt để gợi cái hồn của cảnh, của người. Giọng điệu của cả hai đoạn thơ tràm lắng, đượm nỗi buồn bâng khuâng. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, giàu liên tưởng.
– Nét khác nhau: Nét tài hoa trong thơ Quang Dũng mang cái “chất” của một người lính- một sinh viên trí thức Hà Thành. Những “chất liệu” trong đoạn thơ gắn với kỉ niệm sâu đậm của người lính một thời gắn bó với đồng đội nơi mảnh đất miền Tây hoang sơ, hùng vĩ mà thơ mộng trữ tình.
Nét tài hoa trong thơ thi sĩ họ Hàn là nét tài hoa của một hồn thơ “lạ nhất” trong phong trào Thơ mới. Cảnh vật trong đoạn thơ được cảm nhận bằng cái “tôi” nội cảm của thi nhân- một con người thiết tha yêu đời, tuyệt giao mà chẳng thể “tuyệt tình” với thế giới “ngoài kia”. Sự mặc cảm đã chia lìa cả những thứ vốn chẳng thể chia lìa. Cảm xúc đó không chỉ bao phủ lên cảnh vật: gió mây tan tác, dòng nước buồn thiu…mà còn thể hiện ngay ở hình thức câu thơ với cấu trúc điệp, nghệ thuật tương phản, cách ngắt nhịp 4/3: “Gió theo lối gió, mây đường mây”. Ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ trôi giữa hai bờ “thực” và “ảo”: thuyền trăng, bến sông trăng. Các câu hỏi tu từ tạo nên giọng điệu khắc khoải, da diết. Vẫn níu kéo và hi vọng dù biết rồi thất vọng. Nỗi đau vì thế càng nhân lên. Những “chất liệu” trong đoạn thơ có nét riêng của thi sĩ Hàn Mặc Tử nhưng cũng có cái quen thuộc của ca dao, của Thơ mới: hoa bắp lay (Lá ngô lay ở bờ sông/ Bờ sông thấy gió người không thấy về- Trúc Thông; Ai về giồng dứa qua truông/ Gió lay bông sậy bỏ buồn cho ai?)
Vanhay.edu.vn sưu tầm và giới thiệu
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN , DẠNG ĐỀ LIÊN HỆ TÁC PHẨM 12-11TÂY TIẾN , ĐÂY THÔN VĨ DẠ read more

Đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 11 bài Đây thôn Vĩ Dạ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
 

Số báo danh
…………………….
………………………

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2017 – 2018
 
Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11 THPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 09 tháng 3 năm 2018
(Đề thi có 02 câu, gồm 01 trang)

 
Câu I (8,0 điểm):
 
Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị nhận được từvăn bản sau:
Mùa đông đang đến gần
  Những bầy chim bắt đầu thấy lạnh
  Rủ nhau về phương Nam lẩn tránh
  Dù suốt mùa hè ca ngợi quê hương
 
  Chỉ có đại bàng vẫn ngồi im
  Lặng lẽ nhìn những hàng cây trút lá
  Khi quê hương gặp những ngày băng giá
  Đại bàng không bỏ bay đi.
(R.Gamzatop)
Câu II(12,0 điểm):
 
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từng chia sẻ:
Thơ ca là nơi duy nhất để giải phóng tôi và để tôi trú ẩn.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để làm sáng tỏ ý kiến.
 
……….HẾT……….
  read more

Đề thi thử THPT QG môn văn liên hệ Ai đã đặt tên cho dòng sông và Đây thôn Vĩ Dạ

PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn sau khi việc học hành hoàn tất hay có gia đình, có công việc ổn định. Nhưng khi đã có được những điều ấy rồi, chúng ta lại bị chi phối bởi nhiều mối bận tâm và lo lắng khác nữa. Chúng ta thường không hài lòng khi cuộc sống không như những gì mình mong muốn.
Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình.
Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc.
Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này?
Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trên chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai! Nhưng chắc chắn không bao giờ là quá muộn – và thời gian là người bạn tốt nhất của bạn, của tất cả mọi người.
Hãy làm việc say mê như thể bạn không còn cơ hội để làm lại một lần nữa.
Hãy yêu chân thành và trọn vẹn như thễ bạn chưa từng đau khổ vì tình yêu.
Bạn hãy đón nhận cuộc sống với tất cả những điều bình dị, tinh khôi nhất của nó, như thể bạn chưa từng trải qua những năm tháng khổ đau, những phút giây tuyệt vọng. Như thể bạn vừa khám phá được ý nghĩa thật sự của tình yêu, và hơn hết là điều bí ẩn giản dị của hạnh phúc.
(Hạt giống tâm hồn) read more

Đề thi thử THPT QG môn văn 2018 chuẩn cấu trúc

KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT
QUỐC GIA NĂM 2018 LẦN THỨ NHẤT
Bài thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120  phút, không kể thời gian giao đề
 
Phần đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản cực kì ngắn gọn: trước hết hãy tôn trọng người khác rồi sau đó, nghe theo chính mình. Hãy tôn trọng. Bởi cuộc đời là muôn mặt và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống này là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. Tôi không biết nó đã được dịch ra tiếng Việt chưa, nhưng đó là một cuốn sách rất thú vị. Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi con người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.
(…) Chúng ta không sinh ra với ngoại hình, tính cách, tài năng hay sự giàu có mà mình muốn chọn lựa. Nhưng chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình. Chúng ta có một cơ hội duy nhất để sống như mình muốn, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao, yêu thương người mình yêu. Bạn biết mà cơ hội đó chính là cuộc đời này – một chớp mắt so với những vì sao. Bởi thế, đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác, hãy lằng nghe lời thì thầm của trái tim.
                                                           ( Lắng nghe lời thì thầm con tim – Phạm Lữ Ân)
Câu 1: Xác định thao tác nghị luận chính của văn bản trên (0,5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả “sống như mình muốn” là như thế nào?(0,5 điểm)
Câu 3: Tại sao tác giả nói: “chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình” (1,0 điểm)
Câu 4: Điều anh/chị tâm đắc nhất trong văn bản trên là gì? (1,0 điểm)
Phần làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về câu nói được đề cập  trong phần đọc hiểu: “Bạn sinh ra là một nguyên bản đừng chết như một bản sao.”
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
                            (Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)
 
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến – Quang Dũng)
KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT
QUỐC GIA NĂM 2018 LẦN THỨ NHẤT
Bài thi: Ngữ Văn
                                                                                    ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Yêu cầu chung read more

Đề thi thử THPT QG: Liên hệ thiên nhiên trong Tây Tiến và Đây thôn Vĩ Dạ

SỞ GD&ĐT (…)
TRƯỜNG THPT (…)
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT ÔN THI THPT NĂM HỌC 2017-2018, LẦN2
Đề 1 Môn:Ngữ văn; Khối 12
Thời gian làm bài: 120phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
“Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập.Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống.Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống
như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn.Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh.Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn”.
(Tuoitre.vn – Xây dựng bản lĩnh cá nhân)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?
Câu 3.Tại sao tác giả cho rằng “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh”.
Câu 4. Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mười Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha luông mưa xa khơi”.
(“Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tâp 1, NXB Giáo dục. 2008)
Liên hệ với đoạn trích sau của Hàn Mặc Tử và rút ra nhận xét về nỗi nhớ thiên nhiên, con người của hai nhà thơ.
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
(“Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục. 2007)
…………………Hết………………….
ĐÁP ÁN KIỂM TRA
KHẢO SÁT ÔN THI THPT
NĂM HỌC 2017-2018, LẦN2
Đề 1 Môn: Ngữ văn; Khối 12
I. LƯU Ý CHUNG:
– Giám khảo phải nắm được nội dung bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, khuyến khích điểm với những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
II. ĐÁP ÁN:
Câu Ý Nội dung trình bày Điểm
I 3,0 điểm
1 – Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là phương thức nghị luận. 0.5
2 – Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. 0.5
3 – Sở dĩ tác giả cho rằng bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh bởi vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh… 1.0
4 Cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống?
– Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
– Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực.
– Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.
– Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng. 0.25
0.25
0.25
0.25
II 1 2.0 điểm
* Giải thích:
– Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn. 0.25
* Phân tích, chứng minh
– Ý nghĩa của việc sống bản lĩnh.
+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.
+ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới.
+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm. 0.75
* Bình luận, mở rộng
Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai… 0.5
* Bài học nhận thức và hành động
– Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã, … mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường. 0.5
II 2 5.0 điểm
a Khái quát chung
– Giới thiệu về tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến.
– Giới thiệu và trích dẫn đoạntrích trong bài thơ Tây Tiến. 0.5
b Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến
– Nội dung: Nỗi nhớ của nhà thơ về thiên nhiên và những cuộc hành quân của đoàn binh Tây tiến.
+ Thiên nhiên: Dữ dội, hoang sơ mà hùng vĩ thơ mộng.
+ Đoàn binh Tây Tiến: Vất vả, gian lao, hành quân liên miên giữa núi rừng khắc nghiệt. Tuy nhiên họ vẫn mang vẻ đẹp anh hùng, lãng mạn hào hoa. 1.25
– Nghệ thuật :
+ Bút pháp lãng mạn, tinh thần bi tráng.
+ Sử dụng các thủ pháp: Tương phản, cường điệu, điệp từ…
+ Ngôn ngữ: Giàu tính tạo hình, giàu chất họa, chất nhạc. 0.75
c Liên hệ về đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Nỗi nhớ của Hàn Mặc Tử:
+ Vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ xứ Huế buổi bình minh: thanh khiết, tinh khôi, tươi tốt; hình ảnh con người: kín đáo, dịu dàng, phúc hậu
+ Tâm trạng: Khao khát ước mong, đắm say mãnh liệt hướng về tình yêu, cuộc đời. 1.0
d Nhận xét
– Nỗi nhớ của hai nhà thơ :
+ Thể hiện niềm gắn bó tha thiết qua hồi tưởng sâu sắc về cảnh về người, bằng thể thơ bảy chữ hiện đại.
+ Cả 2 đoạn trích đều gợi nối nhớ da diết, sâu lắng.
+ Cả 2 đoạn trích đều cho thấy nét bút tài hoa, lãng mạn của 2 thi sĩ. 0.5
-Tuy nhiên có sự khác biệt :
+ Trong “Tây Tiến”: Nỗi nhớ da diết về đồng đội về thiên nhiên hoang sơ dữ dội, hùng vĩ thơ mộng của miền Tây, một thời Tây Tiến không thể nào quên. Đó là tình cảm đồng chí đồng đội, ân tình cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.
+ Trong “Đây thôn Vĩ Dạ”: Hồi ức về cảnh và người thôn Vĩ Dạ xứ Huế với những nét đặc trưng và mang đậm tâm tình, ước mong khao khát của thi nhân hướng về tình yêu, cuộc đời. 0.25
– Nguyên nhân sự khác biệt :
+ Mỗi nhà thơ đều mang một cảm xúc riêng khi thể hiện nỗi nhớ.
+ Hoàn cảnh sáng tác: cảnh ngộ riêng của mỗi nhà thơ và hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn trong cảm xúc và hình ảnh thơ của mỗi nhà thơ. 0.25
g Đánh giá chung:
– Khẳng định lại nỗi nhớ chất chứa nỗi niềm tâm tư, đậm chất lãng mạn, tài hoa của hai thi sĩ. 0.5
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN , DẠNG ĐỀ LIÊN HỆ TÁC PHẨM 12-11TÂY TIẾN , ĐÂY THÔN VĨ DẠ
  read more

Đề kiểm tra học kì 2, môn Ngữ văn lớp 11

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC TTC
TRƯỜNG TH, THCS, THPT   (…)                                               
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Môn: Ngữ văn-Lớp 11-  Năm học 2017-2018
   Thời gian: 90 phút
 PHẦN 1: MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

  1. Kiến thức
  • Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các truyện ngắn hiện đại trước CMT8
  • Hiểu một số đặc điểm cơ bản của truyện ngắn hiện đại trước CMT8
  • Nắm được các yếu tố về nội dung, nghệ thuật (từ mức độ thấp đến mức độ cao)
  • Biết cách đọc – hiểu một văn bản theo đặc trưng thể loại
  • Năm bắt thêm về các vấn đề xã hội từ đó có cách ứng xử đúng.
  1. Kĩ năng: Vận dụng những tri thức, kỹ năng đã học vào làm văn nghị luận
  2. Từ đó, HS có thể hình thành các năng lực sau:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản
+ Năng lực đọc – hiểu văn bản thơ lãng mạn theo đặc điểm thể loại
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
PHẦN 2: KHUNG NĂNG LỰC read more

Bài văn của học sinh giỏi phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, tài liệu tham khảo, những bài văn hay phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

Mở bài cho bài Đây thôn Vĩ Dạ

 
 
Trong vườn Thơ mới với trăm hương sắc ngọt ngào, người ta đã phong cho Hàn Mặc Tử là thống soái của một trường thơ: Thơ điên. Chỉ với 28 tuổi đời (1912 — 1940) mà ông đã để lại cho nền văn học dân tộc hàng trăm vần thơ đẹp. Đến với thơ Hàn Mặc tử, ta bắt gặp một tâm hổn say trăng đến kì lạ: read more

Tài liệu dạy thêm về bài Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử

Trở lại với Đây thôn Vĩ Dạ

Vài ba năm trở lại đây, đã có khoảng 20 bài viết về Đây thôn Vĩ Dạ, trong đó ý kiến gặp nhau không ít, nhưng khác nhau, ngược nhau cũng nhiều. Điều đó, chẳng đáng ngạc nhiên. Bởi vì người xưa chả đã nói “văn chương tự cổ vô bằng cứ”. Người nay lại còn nói rõ hơn. Đó là do tính đa nghĩa của văn chương, tính chủ quan, tính cá thể, tính biến chuyển trong quy luật cộng hưởng và tiếp nhận nghệ thuật. Cho nên, không riêng gì với Đây thôn Vĩ Dạ, mà với tác phẩm nào, đặc biệt là tác phẩm hay, thì đều vậy cả thôi.
Nhưng dù thế thì việc tìm kiếm một sự nhận thức thẩm mĩ tối ưu, chuẩn xác hơn, vẫn là điều không thể chối bỏ, nhất là trong phạm vi nhà trường. Xin nhớ cho rằng: tính cá thể và tính tuỳ tiện trong tiếp nhận nghệ thuật không phải là một. Tính cá thể vẫn luôn luồn phải song hành với tính chuẩn mực, mà muốn có tính chuẩn mực này thì phải có cách, hay như mọi người quen nói là phương pháp luận, dĩ nhiên cũng là phải tối ưu, và có tính phổ quát nhưng lại rất  cần có tính cụ thể đối với từng tác phẩm đang cần được chiếm lĩnh.
Trong phương pháp luận chiếm lĩnh Đây thôn Vĩ Dạ có thể có nhiều điều, nhưng có hai điều vốn có liên quan với nhau này là quan trọng nhất, cần được thống nhất với nhau, để không chỉ là dẫn đến sự thống nhất nội dung nhận thức mà còn là đảm bảo chất lượng của nhận thức đối với tác phẩm.
  read more

Ôn tập bài Đây thôn Vĩ Dạ SGK Ngữ văn 11

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

                                                                                  – Hàn Mặc Tử –
ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Giới thiệu về tác giả và tác phẩm:
Hàn Mặc Tử là con người tài hoa mà bất hạnh, là “ngôi sao chổi trên bầu thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên). Là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới, ông để lại cho đời những vần thơ  vừa “điên loạn”, “đau thương” vừa thiết tha, trong sáng. Tiêu biểu cho những vần thơ trong sáng, thiết tha ấy là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. (Nêu vấn đề theo đề bài)
Khái quát về bài thơ:
Bài thơ được viết năm 1938, khi Hàn Mặc Tử đã mắc căn bệnh nan y. Thi phẩm được in trong tập “Thơ điên”, được khơi nguồn cảm hứng từ tấm bưu ảnh mà Hoàng Thị Kim Cúc (cô gái thôn Vĩ mà thi sĩ đã yêu, một tình đơn phương) gửi cho ông. Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn, gồm ba khổ thơ.
Nội dung và nghệ thuật:
Khổ thơ đầu: là bức tranh thôn Vĩ vào buổi bình minh:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
                                                         Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên.
                                                         Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc.
                                                         Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Câu thơ mở đầu là câu hỏi : sao anh lại không trở về thôn Vĩ chơi? Đây là câu hỏi tu từ, hỏi không yêu cầu trả lời. Ở đây, nhà thơ tự phân thân ra để tự hỏi mình. Câu hỏi thoáng chút trách móc, hờn giận, nhưng chủ yếu là bộc lộ nỗi lòng nhà thơ. Câu thơ bảy tiếng thì có sáu tiếng đầu liên tục là thanh bằng. Sáu thanh bằng liên tục ấy tạo ra âm hưởng chơi vơi. Có lẽ nỗi nhớ chơi vơi về thôn Vĩ khiến Hàn Mặc Tử đã mở đầu bài thơ bằng âm hưởng chơi vơi ấy. Cuối câu hỏi là một thanh sắc chói gắt, xoáy vào lòng người, làm người đọc cảm nhận được nỗi xót xa, tiếc nuối vì đã không trở về thôn Vĩ thân yêu. Câu thơ bộc lộ rõ nỗi nhớ chơi vơi và niềm xót xa tiếc nuối của thi sĩ khi không có cơ hội trở về thôn Vĩ.
Sau câu hỏi như mời gọi ấy là bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ. Đó là cảnh ở một khu vườn thôn Vĩ vào buổi sáng bình minh, có những ánh nắng đầu tiên của một ngày chiếu dọi lên hàng cau và cả khu vườn ánh lên sắc xanh như ngọc. Cảnh thôn Vĩ được nhìn từ xa nên sự vật đầu tiên mà tác giả trông thấy là “nắng hàng cau” – nắng ban mai chiếu trên hàng cau cao vút. Đó là thứ “nắng mới lên”, thứ nắng gợi ra sự ấm áp, trong trẻo, tinh khôi. Điệp từ “nắng” hai lần trong câu hai gợi tả một không gian tràn ngập ánh nắng, dường như cả khu vườn đang tắm gội dưới ánh bình minh. Tới gần hơn, nhà thơ nhìn thấy vườn “xanh” “mướt” “như ngọc”. “Mướt” là từ tả độ bóng, sự óng ả, mượt mà tràn đầy sức sống của cây lá trong vườn. Từ cảm thán “quá” như một tiếng reo vui kinh ngạc trước vẻ đẹp bất ngờ của khu vườn. Nó lại ánh lên sắc “xanh như ngọc”. Có lẽ, vào buổi sáng sớm, cây lá còn đẫm sương đêm, được ánh nắng dọi lên nên ánh lên long lanh “như ngọc”. Cảnh thôn Vĩ hiện về trong nỗi nhớ của nhà thơ thật gần gũi, thật đẹp, thật trong trẻo, tinh khôi.
Thấp thoáng sau cảnh vật là hình ảnh con người. Con người thôn Vĩ hiện ra với khuôn “mặt chữ điền” – khuôn mặt của người phúc hậu, hiền lành. Khuôn mặt ấy lại thấp thoáng đằng sau “lá trúc” nên càng trở nên duyên dáng, đáng yêu.
Cả khổ thơ một là bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ vào buổi bình minh đẹp trong trẻo, tinh khôi, tràn đầy sức sống và con người thôn Vĩ phúc hậu, duyên dáng, đáng yêu. Đằng sau bức tranh có cảnh và người đó, người đọc cảm nhận được tấm lòng yêu đời, yêu người đáng quý của nhà thơ bất hạnh.
Khổ thơ thứ hai : chuyển sang một cảnh khác: cảnh dòng sông đêm trăng
                                                         “Gió theo lối gió, mây đường mây
                                                           Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.
                                                           Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
                                                           Có chở trăng về kịp tối nay?”
Gió – mây là đôi bạn tâm giao trong vũ trụ. Gió thổi đưa mây bay đi, cả hai cùng hướng. đó là quy luật tự nhiên. Nhưng trong câu thơ của Hàn Mặc Tử thì “gió theo lối gió, mây đường mây”, gió – mây chia lìa đôi nẻo. đây không còn là hình ảnh của thị giác nữa, mà là hình ảnh của mặc cảm. Mặc cảm chia lìa của một con người luôn sợ sẽ phải xa rời trần thế. Mặc cảm ấy đã chia lìa cả những thứ tưởng như không thể chia lìa. Ở câu hai, “dòng nước” được miêu tả “buồn thiu”. Dòng nước trôi chậm, lững lờ đến tĩnh lặng. “Hoa bắp” thì chỉ “lay” nhẹ, chuyển động khẽ khàng, vô hồn. Cảnh thật tĩnh lặng, mang đậm nỗi buồn, hiu hắt. So với khổ thơ đầu, cảnh ở đây hoàn toàn khác. Nắng tắt, chiều xuống, rồi trăng lên. Câu ba, câu bốn tả cảnh dòng sông có trăng soi chiếu. Chắc trăng sáng lắm nên soi tỏ con thuyền. Thuyền “chở” đầy trăng, cả dòng nước tràn đầy ánh trăng trở thành dòng “sông trăng”. Đêm trăng thật đẹp, thật lung linh, huyền ảo. Thế mà có gì đó nghe da diết mà khắc khoải : “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Câu hỏi tu từ và động từ “kịp” gợi ra sự chờ đợi đến khắc khoải. Có về “kịp” tối nay không? Dường như, nếu trăng không về “kịp” thì kẻ bị số phận bỏ rơi trong đau khổ ấy sẽ hoàn toàn tuyệt vọng, đau thương. Với các thi nhân, trăng là người bạn thân thiết. Lí Bạch bất chợt bắt gặp ánh trăng ở đầu giường thì nhớ về quê hương (“Tĩnh dạ tứ” – Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh). Bác Hồ của chúng ta ở trong tù có trăng làm bạn (“vọng nguyệt” – Ngắm trăng), khi ra tù làm cách mạng lại có trăng cùng “bàn bạc việc quân” (“Nguyên tiêu” – Rằm tháng giêng)…Còn với Hàn Mặc Tử  lúc này, trăng là tri âm tri kỉ, là cứu cánh duy nhất để con người bất hạnh này thoát khỏi cô đơn và mặc cảm chia lìa. Nỗi niềm khắc khoải chờ đợi trăng ấy của nhà thơ khiến người đọc nhận ra khát khao giao cảm với đời, với người của thi nhân.
Khổ thơ cuối: Nếu như khổ một, khổ hai nỗi nhớ chủ yếu hướng về cảnh thì khổ thơ thứ ba lại hướng về con người:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
                                                          Áo em trắng quá, nhìn không ra.
                                                          Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
                                                          Ai biết tình ai có đậm đà?”
Con người hiện ra trong “mơ” hư ảo, chập chờn. Đó lại là “khách đường xa”, là khách ở nơi xa xôi. Phép điệp lặp lại hai lần cụm từ “khách đường xa” càng tô đậm thêm sự xa xôi, hư ảo. Đến câu thơ thứ hai, dường như thiếu nữ thôn Vĩ hiện ra rõ ràng hơn trong màu “trắng” của “áo em”. Sắc “trắng” được cực tả “trắng quá” để miêu tả vẻ đẹp trong trắng, trinh khiết của “em”. Nhưng sắc trắng ấy cũng làm tôi “nhìn không ra”. Thì ra là vậy. “Em” vẫn chập chờn, hư ảo quá, xa xôi quá, khó với tới quá. Với tôi, em là như vậy. Niềm đau ấy khiến thi sĩ quay trở lại với thực tại của mình: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”. “Ở đây”, nơi tôi đang sống đây, trong cõi lòng tôi đây, thì chỉ còn là “sương khói mờ nhân ảnh”, chỉ còn sự u ám, lạnh lẽo, cô đơn. Cuối bài thơ là một câu hỏi : “Ai biết tình ai có đậm đà?” Tình yêu đơn phương với Hoàng Cúc khiến nhà thơ day dứt, băn khoăn: Không biết, em có biết tình tôi dành cho em đậm đà lắm hay không? Không biết tình cảm của em với tôi có chút gì đậm đà chưa? Câu thơ chứa đựng niềm day dứt mà vẫn rất tha thiết của một con người đang yêu nhưng lại sợ tình yêu không thành. Nó khiến cho người đọc thêm cảm thương cho thi sĩ tài hoa mà bạc mệnh, yêu say đắm mà suốt đời lại phải sống trong cô đơn, tật bệnh.
Cuối cùng, không thể không nhắc đến đại từ “ai” rải rác trong bài thơ: Cả bốn lần, đại từ phiếm chỉ này xuất hiện trong bài thơ đều mơ hồ, ám ảnh:
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc?”
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?”
“Ai biết tình ai có đậm đà?”
Con người nhà thơ nói đến là phiếm chỉ, xa vắng trong hoài niệm, mông lung trong cảm xúc. Hi vọng về mối tình đơn phương ấy như đang nhạt nhòa theo sương khói. Không chỉ thế, đại từ “ai” còn tạo ra nét duyên dáng “rất Huế” cho cả bài thơ.
Nghệ thuật cả bài thơ:
Với trí tưởng tượng phong phú cùng với nghệ thuật so sánh, nhân hóa; thủ pháp lấy động tả tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ và những hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo, Hàn Mặc Tử đã dẫn người đọc trở về với thôn Vĩ thơ mộng, hữu tình; đồng thời thể hiện lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
Ý nghĩa văn bản:
Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
LUYỆN TẬP:
        Dựa vào kiến thức cơ bản và phương pháp làm bài nghị luận văn học về bài thơ, đoạn thơ, học sinh luyện tập với các đề sau:
Đề 1: Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Đề 2: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ sau:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
                                                         Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên.
                                                         Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc.
                                                         Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
(“Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử)
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về  Đây thôn vĩ dạ read more

Giáo án Đây thôn Vĩ Dạ theo phương pháp dạy học tích cực

Xây dựng bài học theo tiến trình hoạt động của học sinh. Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn 11, định hướng phát triển năng lực. Giáo án chuẩn cấu trúc 2018
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
                                          (Tiết 1)                          Hàn Mặc Tử
 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
Về kiến thức:
– Hiểu được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Hàn Mặc Tử.
– Cảm nhận được những nét đặc sắc của bài thơ nói chung và của khổ thơ đầu nói riêng: khổ thơ đầu của bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống  trần thế và con người.
– Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.
Về kĩ năng:
– Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản thuộc thể loại thơ trữ tình, có thể vận dụng kĩ năng đó vào trong nhiều văn bản mà các em sẽ gặp sau này
– Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ trữ tình
 Về thái độ, tình cảm:
– Từng bước hình thành lòng yêu mến và trân trọng tài năng thơ ca của Hàn Mặc Tử – Một nhân cách vượt lên nỗi đau của bệnh tật để không ngừng sáng tạo.
– Có ý thức vươn lên vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống qua tấm gương tràn đầy nghị lực sống của Hàn Mặc Tử.
Định hướng góp phần hình thành năng lực
– Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)
– Năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo)
– Năng lực hợp tác
– Năng lực tự học…
 CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án/thiết kế bài học
– Các slides trình chiếu (nếu có)
– Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.
Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:
– Đọc trước bài “Đây thôn Vĩ Dạ” trong SGK Ngữ văn 11, Tập Hai.
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN read more

Giáo án Đây thôn Vĩ Dạ soạn theo phương pháp mới

Soạn giáo án bài Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn lớp 11 theo cấu trúc mới,  xây dựng bài học theo tiến trình hoạt động của học sinh. Giáo án định hướng phát triển năng lực
Tiết 94
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
                                Hàn Mặc Tử
 
A – MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
Về kiến thức: + Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.
+ Thấy được phong cách Hàn Mặc Tử qua bài thơ: Một hồn thơ đau đớn hướng về cuộc đời trần thế, trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
  Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại, kĩ năng cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.
Về thái độ: Có được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí và nghị lực ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn.
Định hướng năng lực hình thành: năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản; năng lực giải quyết những tình huống liên quan đến văn bản; năng lực đọc- hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại; năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận…
B – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: read more

Giáo án văn 11 theo chủ đề: Thơ lãng mạn 1930-1945

Soạn giáo án Ngữ văn 11 theo chủ đề dạy học, soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ, Tràng Giang, Vội Vàng theo định hướng phát triển năng lực 

CHUYÊN ĐỀ: THƠ LÃNG MẠN 1930-1945

BƯỚC 1: CHUYÊN ĐỀ: THƠ LÃNG MẠN 1930-1945
BƯỚC 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ BÀI HỌC
Gồm các văn bản thơ:  Vội vàng– Xuân Diệu, Tràng giang– Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ– Hàn Mặc Tử, Chiều xuân- Anh Thơ, Tương tư- Nguyễn Bính.
Thời gian: 5 tiết
BƯỚC 3: XÂY DỰNG MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức: read more

Tổng hợp kết bài mẫu về các tác phẩm lớp 11-Hay và đầy đủ

Tuyển tập những kết bài mẫu tham khảo.Kết bài về các tác phẩm lớp 11 : Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Hạnh phúc một tang gia, Chí Phèo, Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ, Từ ấy

Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)

  1. Thạch Lam đã mô tả thế giới nội tâm của nhân vật bằng ngòi bút tinh vi. Tài năng của nhà văn đã làm sống dậy những cảm xúc vốn mong manh, hư ảo của hồn người. Vượt qua bóng đêm, vượt của sự buồn tẻ của kiếp người, Hai đứa trẻ chính là bài ca về niềm tin yêu cuộc sống. Niềm tin yêu đó được kết tinh từ ánh sáng tư tưởng tiến bộ, từ ánh  sáng lòng nhân ái của nhà văn. “Không có ước mơ nào là quá muộn” nhà văn Anatole France đã nói như vậy. Còn Eleannor Roosevelt thì phát biểu “Tương lai thuộc về những ai tin tưởng vào cái đẹp của ước mơ”. Tôi tin ánh sáng nhà văn Thạch Lam nhen lên  trong tâm hồn hai đứa trẻ sẽ trở thành ngọn đuốc soi rọi cho con người bước qua bóng  tối. Niềm tin vào sự đổi thay của cuộc đời chính là chỗ dựa để con người sống có mơ  ước, sống có ý nghĩa.
  2. Không có những tình huống li kì, những tính cách sắc nét, không đi sâu những cảnh áp bức bóc lột, những số phận thương tâm,…mọi thứ trong Hai đứa trẻ cứ nhẹ nhàng diễn ra trên từng trang viết, lặng lẽ đưa ra những hình ảnh xoàng xĩnh quen thuộc ở một phố huyện nghèo qua con mắt một đứa trẻ. Nhưng chính vẻ đẹp của những cái bình thường, lặng lẽ, xoàng xĩnh ấy qua ngòi bút tinh tế, giọng văn nhỏ nhẹ của tác giả lại tạo nên sức hút kì lạ. Bức tranh đời sống nghèo trong truyện vừa rất mực chân thực, vừa chan chứa niềm cảm thương, chân thành của Thạch Lam đối với những người lao động nghèo khổ sống quẩn quanh, bế tắc, bị chôn vùi trong kiếp tối tăm. Tất cả để lại ấn tượng, sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc một cách rất tự nhiên nhưng lắng đọng, khó quên vô cùng.

Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

  1. “Vang bóng một thời” là một tiếng vọng đầy cuốn hút trong trào lưu văn học lãng mạn 1930 – 1945 và “Chữ người tử tù” là một tiếng nói góp phần làm nên sự thành công của tập truyện này. Có thể nói rằng, những đặc trưng của phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa không phải đã tập trung đầy đủ ở đây nhưng nhà văn đã thực sự đem chúng ta đến một thế giới mà trong đó nhân vật lãng mạn vượt lên khỏi hoàn cảnh để sống khác biệt với những tầm thường, tăm tối quanh mình. Cái Đẹp, cái Thiện và sự tài hoa đã cùng nhau châu tuần về đó.
  2. Chữ người tử tù đã thể hiện tư tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Cái đẹp, cái tài đã chiến thắng tất cả. Nó nâng đỡ và dìu dắt con người xích lại với nhau tạo nên sức mạnh chiên thắng mọi gông xiềng, quyền uy và thế lực. Nghệ thuật khắc họa nhân vật của cụ Nguyễn đầy ấn tượng đã tạo ra cho tác phẩm những bức tranh, hình ảnh đầy kịch tính với một ngôn ngữ khỏe khoắn, gân guổc đầy cảm giác và tân kỳ. Người ta thường nói đến phong cách của Nguyẽn Tuân gói gọn trong chữ “ngông” song thực tế không phải vậy. vẻ đẹp của quản ngục là biểu tượng cho thiên lương của con người, ở đây nó còn là hiện thân của cái đẹp. Nói như Vũ Ngọc Phan giá trị của tác phẩm “gần đạt đến sự toàn mĩ” là từ nhân vật này chăng?

Tổng hợp những kết bài hay về đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ)

Có thể kết luận rằng: Từ cái “chết thật” của “ông cụ già” đến đám ma giả của tang gia, và từ cái đám ma giảtang gia đến niềm vui thật của bọn người hám danh, hám lợi, đạo đức giả được kể trong chương truyện này là cả một hành trình sáng tạo của một tài năng lớn – tài năng trào phúng Vũ Trọng Phụng. read more