Câu cá mùa thu

Cảm nhận bài thơ “Câu cá mùa thu” (Nguyễn Khuyến)

Đề Cảm nhận bài thơ “Câu cá mùa thu” (Nguyễn Khuyến)

Bài Làm

       Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lí Đông phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công. Thu điếu được trích từ chùm thơ thu gồm ba bài: Thu điếu, thu vịnh. Cả ba thi phẩm đều được viết bằng từ chương, bút pháp thi trung hữu họa, lấy động tả tĩnh của văn học trung đại, nhưng vẫn mang đậm dấu ấn riêng của một trong những bậc thầy thơ Nôm đường luật xuất sắc. Ông thường mang vào trang thơ của mình những cảnh sắc đẹp đẽ, bình dị của làng quê yên bình.  read more

Phân tích  bài thơ “Câu cá mùa thu” (Nguyễn Khuyến)

Đề 18:  Phân tích  bài thơ “Câu cá mùa thu” (Nguyễn Khuyến)

Bài làm 1

  1. Kiến thức trọng tâm
  2. Tác giả Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng. Sinh ra tại quê ngoại – xã Hoàng Xá (nay là xã Yên Trung), xã Yên Đồ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.

Năm 1864, ông đỗ đầu kì thi Hương. Mấy kì thi sau thi tiếp lại trượt, đến năm 1871, ông đỗ đầu cả kì thi Hội và thi Đình. Do đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ read more

Đề thi kết thúc học kì môn văn lớp 11 : Câu cá mùa thu

 
SỞ GDĐT HÀ NAM
TRƯỜNG THPT A KIM BẢNG
 
BẢNG CHỌN CÂU HỎI
XÂY DỰNG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 11- NĂM HỌC 2018 – 2019
 

Câu Lấy từ câu/ Đề số Giữ nguyên hay chỉnh sửa nội dung câu hỏi gốc Ghi chú
Đọc – hiểu Câu đọc hiểu đề số 02
 
Chỉnh sửa câu hỏi và đáp án cho phù hợp hơn.  
Câu 1 phần Làm văn Câu 1 phần Làm văn đề số 02
 
Chỉnh sửa câu hỏi và đáp án cho phù hợp hơn.  
Câu 2 phần Làm văn Câu 2 phần Làm văn/ đề 02
 
Chỉnh sửa câu hỏi và đáp án cho phù hợp hơn.  

 
 

TRƯỜNG THPT A KIM BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
Bài thi: Ngữ văn 11
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 1  trang)
Thời gian làm bài 120 phút
  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức – kĩ năng theo tiến độ giữa học kì I (tuần học thứ 10) chương trình lớp 11 ở ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Làm văn.
2.Kĩ năng:
 Đánh giá việc học sinh vận dụng các tri thức và kĩ năng đã học ; viết bài văn nghị luận theo những yêu cầu cụ thể (kĩ năng đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản). read more

Đề bài viết số 2 môn Ngữ văn lớp 11 có ma trận

Trường THPT ….                                     ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG
 Tổ Văn                                              Môn: NGỮ VĂN lớp 11 (Bài viết số 2)
                                                                Thời gian làm bài: 90 phút
Phần Đọc – Hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Mong ước đầu tiên và lớn nhất của tôi là các con sẽ trở thành người tử tế, sau đó là cháu sẽ có một cuộc sống hạnh phúc.
Sau này con có trở thành bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất cứ công việc gì thì cũng làm việc một cách tử tế, ứng xử với bản thân, với gia đình, bạn bè, những người xung quanh, với cộng đồng và thậm chí là với cả trái đất này một cách tử tế! Việc cháu tiếp tục học ở đâu, làm việc gì là tùy vào sở thích, niềm đam mê và năng lực của cháu.
Tôi và gia đình hoàn toàn tôn trọng vào sự lựa chọn và quyết định của con mình.
(Đinh Thị Thu Hoài, mẹ của “cậu bé vàng” Đỗ Hải Nhật Minh trả lời phỏng vấn báo
Giáo dục và Thời đại số 24 ngày 28-1-2017)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định kiểu lập luận của đoạn trích trên. (0,75 điểm)
Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên? (0,75 điểm)
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với mong ước “các con sẽ trở thành người tử tế” của vị phụ huynh thể hiện trong đoạn trích trên không? Vì sao? (1,0 điểm)
Phần Làm văn (7,0 điểm)
Câu1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về việc làm thế nào để sống tử tế.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Theo Ngữ văn 11, tập 1, NXBGD, 2009, tr.22)
ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG
Môn: NGỮ VĂN lớp 11 (Bài viết sô 2)
 
MỤC TIÊU KIỂM TRA
– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng đọc hiểu văn bản và làm văn của học sinh.
– Khảo sát kĩ năng đọc hiểu văn bản và làm văn (nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý, nghị luận văn học), kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh.
HÌNH THỨC KIỂM TRA
Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
* TT 1:Liệt kê tên các chủ đề cần kiểm tra
– Đọc văn:  Câu cá mùa thu (Thu điếu) Nguyễn Khuyến
– Làm văn: + Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học
+ Kĩ năng tạo lập văn bản
* TT 2 → 9: Thiết lập ma trận read more

Bài văn mẫu phân tích Câu cá mùa thu Nguyễn Khuyến

Đề bài : Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) của  nhà thơ Nguyễn Khuyến
Bài viết
Nguyễn Khuyến là bậc túc nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng lại bất lực trước thời cuộc. Ông được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”. Nhắc đến ông, không ai lại không nhớ đến chùm thơ thu nức tiếng gồm ba bài, trong đó có “Câu cá mùa thu” (“Thu điếu”). Bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp hồn thơ Nguyễn Khuyến :
“Ghi nguyên văn bài thơ”
Bài thơ nằm trong chùm thơ có đề tài về mùa thu gồm ba bài nức tiếng : “Thu vịnh” (“Vịnh mùa thu”), “Thu điếu” (“Câu cá mùa thu”) và “Thu ẩm” (“Mùa thu uống rượu”), sáng tác khi Nguyễn Khuyến đã từ quan về ở ẩn tại quê nhà. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có bố cục bốn phần : Đề, thực, luận, kết.
Ngay từ đầu bài thơ, người đọc đã thấy không gian quen thuộc của một buổi câu cá:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”.
Không gian ấy được mở ra bởi hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối, hài hòa : “ao thu” và “thuyền câu”. Đó là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc bộ. Là “ao” chứ không phải là “hồ”, ao nhỏ hơn so với hồ. Bởi vậy mà chiếc thuyền câu “bé tẻo teo” xuất hiện giữa cái “ao”, tuy đối lập mà không trở nên lạc lõng, bất xứng; chúng làm nên một bức tranh thu hài hòa, cân đối. Ở câu đầu, thi nhân diễn tả cụ thể đặc điểm của “ao thu”. Có lẽ là đã vào cuối thu nên không khí ao thu đã nhuốm hơi thở của tiết trời mùa đông, trở nên “lạnh lẽo”. Từ láy “lạnh lẽo” vừa gợi ra thời tiết se lạnh vừa diễn tả cái tĩnh lặng của không gian. Cả mặt nước tĩnh lặng khiến cho làn nước mùa thu vốn đã trong lại càng trong hơn. Thi nhân dùng từ “trong veo” để nói cái trong ấy. Nước đã trong lại tĩnh lặng không gợn sóng nên dường như ngồi trên chiếc thuyền câu, ông có thể ngắm được rong rêu và cả bầu trời trong xanh phía dưới mặt ao. Cảnh thu thật đẹp, thật trong trẻo, thanh sơ. Hai câu thơ mà có đến bốn tiếng có vần “eo”, không chỉ có tác dụng miêu tả không khí lạnh lẽo, không gian eo hẹp rất đặc trưng của ao hồ vùng chiêm trũng Bắc bộ, mà còn gợi ra cảm giác buồn bã, cô đơn trong lòng người. Như vậy, ngay từ những nét vẽ đầu tiên, người đọc đã cảm nhận được những rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu.
Hai câu thực tiếp tục những nét vẽ về mùa thu :
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Tác giả vận dụng tài tình nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Tả cái động “hơi gợn tí” của sóng và “khẽ đưa vèo” của lá rơi càng khắc họa nên cái tĩnh lặng của mùa thu làng quê Việt Nam xưa. Không gian có tĩnh lặng thì người ta mới nghe thấy những âm thanh rất nhỏ, rất khẽ ấy. Không chỉ miêu tả cái tĩnh lặng, hai câu thơ còn tiếp tục làm nổi bật vẻ đẹp trong trẻo, nên thơ của mùa thu. Sóng ở đây là “sóng biếc”, sóng của làn nước trong ánh lên màu xanh ngọc bích. Điểm xuyết giữa bức tranh thu ấy là màu vàng của chiếc lá thu rơi. Cũng như các nhà thơ khác, mùa thu gắn liền với lá vàng. Thế nhưng, Nguyễn Khuyễn khác hẳn họ ở chỗ, màu vàng lá thu trong câu thơ của ông chỉ điểm xuyết ít ỏi, chỉ len lỏi giữa màu xanh của làn nước, bầu trời, ngõ trúc…Ông không lấy màu vàng làm sắc màu chủ đạo, và màu vàng trong câu thơ cũng không phải là màu gợi ra sự héo úa, chết chóc. Nó đơn thuần là màu vàng đặc trưng của mùa thu Việt Nam, không hề mang hơi hướng của màu vàng trong thơ ca về mùa thu của thi nhân Trung Hoa xưa. Xuân Diệu cũng đã từng phát hiện ra điều này : “Cái thú vị của bài “Thu điếu” là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi…”. Đọc hai câu thực này, người đọc cũng không thể không chú ý vào chữ “vèo”. Thu đến, những chiếc lá đã bắt đầu rời khỏi cành mà không còn lưu luyến. Chỉ cần một làn gió nhẹ, chiếc lá vàng đã nhanh chóng đánh “vèo” xuống mặt ao. Không biết, sau này, Tản Đà có ảnh hưởng của Nguyễn Khuyến hay không mà cũng viết : “Vèo trông lá rụng đầy sân” (“Cảm thu, tiễn thu”) và từng tâm sự rằng cả một đời thơ, ông chỉ vừa ý với câu thơ ấy. Tóm lại, hai câu thực vẫn tiếp tục là bức tranh thu trong trẻo, tĩnh lặng, nên thơ; qua đó người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
Đến hai câu luận, không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu :
“Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo”.
Trên cao là bầu trời cao, rộng, thoáng đãng, “xanh ngắt” với những áng mây “lơ lửng” giữa không trung. Cái màu “xanh ngắt” là nét đặc trưng đặc biệt của bầu trời thu quê hương cụ Tam Nguyên Yên Đổ, bởi vậy mà bài thơ nào trong chùm thơ thu cũng có màu xanh ấy :
“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao”.
(Thu vịnh)
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”.
(Thu ẩm)
Trên nền trời xanh là những áng mây “lơ lửng”. Từ láy này diễn tả những áng mây dường như không trôi theo làn gió mà ngưng đọng lại lưng chừng trời; đồng thời gợi ra trạng thái mơ màng của con người. Dưới mặt đất là “ngõ trúc” “quanh co”, ngoằn ngoèo, sâu hun hút, không hề có bóng người lại qua. Từ “quanh co” không chỉ tả con ngõ nhỏ sâu hun hút mà còn gợi cho người đọc liên tưởng đến những suy nghĩ không thông thoát của con người, khiến con người buồn, bởi vậy cảnh tuy đẹp mà tĩnh lặng, đượm buồn. Đằng sau bức tranh phong cảnh, ta vẫn cảm nhận được tâm hồn tha thiết với thiên nhiên.
Tới hai câu kết, người đọc mới thấy bóng dáng của người đi câu cá :
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
Con người hiện ra trong tư thế nhàn “tựa gối buông cần”. “Buông” cần chứ không phải là “ôm” cần, bởi từ này diễn tả con người đang  thả lỏng cần câu, ngồi câu mà không chú ý đến việc câu. Đó chính là hình ảnh của nhà thơ trong những ngày từ quan lui về ở ẩn. Chốn quan trường khiến ông “chướng tai gai mắt”, ông tìm về quê nhà với thú vui điền viên. Ông đi câu chẳng qua là để tìm một chốn thanh tĩnh mong thoát khỏi những ý nghĩ về thời cuộc. Thế nhưng, có lẽ, Nguyễn Khuyến không thể làm được. Đi câu mà chẳng hề chú ý đến việc câu, tâm trí ông phải chăng cứ miên man trong những suy nghĩ không nguôi về non sông, đất nước, bởi thế mà hình như ông giật mình khi nghe tiếng cá “đâu” đó đớp động dưới chân bèo. Tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo đã rất khẽ, rất nhẹ, lại còn là tiếng ở đâu đó vọng lại, thế mà vẫn đủ sức làm ông giật mình. Phải thật sự tập trung suy nghĩ thì mới như thế. Ở đây, hình ảnh người đi câu cá mang đậm dáng dấp của những “ngư, tiều, canh, mục” đời xưa, họ đều là những con người muốn lánh đục tìm trong, chờ thời đợi thế, những nhà nho yêu nước mà bất lực trước thời cuộc.
Với bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh đồng thời với việc vận dụng tài tình nghệ thuật đối, Nguyễn Khuyễn đã vẽ nên bức tranh thu trong trẻo, thanh sơ, tĩnh lặng và đượm nỗi buồn man mác từ cõi lòng thi nhân.
Tóm lại, “Thu điếu” thực sự là bài thơ “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu). Qua bài thơ, ta hiểu được tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả. Bài thơ nói riệng, chùm thơ thu nói chung sẽ còn mãi trong lòng người yêu thơ bao thế hệ.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Câu cá mùa thu read more

Giáo án bài Câu cá mùa thu- Nguyễn Khuyến theo định hướng phát triển năng lực

Giáo án bài Câu cá mùa thu- Nguyễn Khuyến theo định hướng phát triển năng lực. Soạn bài Câu cá mùa thu Ngữ văn lớp 11

CÂU CÁ MÙA THU

 Nguyễn Khuyến-

Mục tiêu cần đạt:

  1. Về kiến thức:

– Vẻ đẹp bức tranh mùa thu của nông thôn đồng băng Bắc Bộ; tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả.
– Sự tinh tế, tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh và trong cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Khuyến.

  1. Về kĩ năng:

    – Đọc- hiểu một bài thơ theo đặc trưng thể loại;
– Phân tích, bình giảng thơ read more

Bài viết số 3- Ngữ văn 11

Đề đọc hiểu :Chiếu cầu hiền. Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI                  ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT SỐ 3 HKI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ                                         
Môn: Ngữ văn khối11                                                                                                                                                                               TỔ: Ngữ văn           :…………….
Đọc – hiểu: (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.
Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra vào biển sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.
Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?
(Trích “Chiếu cầu hiền”- Ngô Thì Nhậm, SGK11 tập 1,Nxb GD 2007)
Câu 1(1,0đ): Tìm những điển tích , điển cố được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của nó?
Câu 2(1,0đ): Hãy cho biết mục đích và đối tượng hướng đến của đoạn trích trên?
Câu 3(1,0đ): Nhận xét ngắn gọn (khoảng 5 dòng) về tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Quang Trung thể hiện qua đoạn trích?
Làm văn: (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Bài viết số 2, môn Ngữ văn 11, năm học 2015 – 2016
  read more

Đề thi bán kì ngữ văn 11, có Ma trận Đáp án-3

Đề thi bán kì ngữ văn 11, có Ma trận Đáp án: Nghị luận xã hội :Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền, cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I  NĂM HỌC 2016 – 2017

                                                                     MÔN NGỮ VĂN LỚP  11
                                                      (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) read more

Đề thi bán kì Ngữ văn 11, có ma trận , đáp án

Đề thi bán kì Ngữ văn 11, có ma trận , đáp án. Đề đọc hiểu : Hoa hồng tặng mẹ. Cảm nhận của Anh/ chị về bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu)  của Nguyễn Khuyến.

ĐỀ THI BÁN KỲ I MÔN : Ngữ văn 11 Thời gian : 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

Yêu cầu cần đạt:
Giúp học sinh:
Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản qua một bài thơ ngoài chương trình Sgk
Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học
Bồi đắp tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sự đồng cảm, sẻ chia, tình thương giữa người với người và tình yêu quê hương đất nước
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Kiểm tra tự luận
Thời gian 90 phút 
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
  read more

Đề thi học sinh giỏi :Điều kì diệu của ngôn ngữ thơ trong Câu cá mùa thu và Vội Vàng

Đề thi học sinh giỏi :Điều kì diệu của ngôn ngữ thơ trong Câu cá mùa thu-Nguyễn Khuyến và Vội Vàng-Xuân Diệu
Trong Mấy ý nghĩ về  thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng  gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nổ những 1 cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy
(Trích Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, năm 2010).
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy bàn về điều kì diệu của ngôn ngữ thơ được thể hiện trong các thi phẩm: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vội vàng (Xuân Diệu).
Hướng dẫn cách làm bài :
Mở bài :
+Giới thiệu ý kiến trong đề bài :Trong Mấy ý nghĩ về  thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng  gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nổ những 1 cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận :điều kì diệu của ngôn ngữ thơ được thể hiện trong các thi phẩm: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vội vàng (Xuân Diệu).
Thân bài :
1.Giải thích ý kiến của nhà thơ Nguyễn Đình Thi read more

Hướng dẫn Ôn tập bài Câu cá mùa thu- Nguyễn Khuyến

KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ NHỮNG ĐỀ THI VỀ BÀI CÂU CÁ MÙA THU- NGUYỄN KHUYẾN
A – KIẾN THỨC CƠ BẢN
I – TÁC GIẢ NGUYỄN KHUYẾN

  1. Nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) là người thông minh, cần cù, chăm chỉ, có nghị lực nên đạt được được những vinh quang trên con đường học tập, khoa cử.

Xuất thân Trong một gia đình nhà nho có truyền thống khoa bảng nhưng nghèo, Nguyễn Khuyến phải đi dạy học để kiếm sống và để nuôi mẹ.
Từng không đỗ trong các kì thi Hương nám 1852,1855,1861 nhưng Nguyễn Khuyến không nản lòng, ông vừa đi dạy học, vừa tìm thầy để học và nhất là bằng sự tự học, sự nỗ lực lớn của bản thân, nám 1864, ông đổ đầu ìà thi Hương. Trong các nám tiếp theo 1865, 1868, 1869 (ân khoa) ông thi Hội đều không đỗ. Lại một lần nữa, thất bại không làm ông nản lòng mà chỉ càng làm ông thêm quyết chí. Năm 1871, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cả thị Hội và thi Đình, được vua Tự Đức ban cờ, biển vậ hai chữ Tam nguyên. Đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam nguyên Yên Đổ.
Nguyễn Khuyên là người có lòng yêu nước, thương dân. Ông từng ra làm quan với triều Nguyễn, nhưng khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chiếm sáu tỉnh Nam Kì, đang lần lượt chiếm các tỉnh Bắc Kì, ông từ chối không nhận chức làm quyền Tổng đốc Sơn Tây. Năm 1884, Nguyễn Khuyến cáo quan trở về quê Yên Đổ.Để mua chuộc sĩ phu miền Bắc, thực dân Pháp từng cho người mời Nguyễn Khuyến ra làm quan trở lại nhưng ông đều từ chối, kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân.
Là người có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng Nguyễn Khuyến chưa có dũng khí chiến đấu với giặc. Tuy nhiên, về mặt tư tưởng, ông là người có dũng khí. Nguyễn Khuyến ý thức được sự khủng hoảng của Nho giáo, sự bất lực của học vấn, khoa cử truyền thống, muốn từ bỏ những tư tưởng Nho giáo đã tỏ ra lỗi thời : “Đề vào mấy chữ trong bia – Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu” [Di chúc).
Nguyễn Khuyến là người có cốt cách thanh cao, tính tình đôn hậu. Đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm còn phần lớn cuộc đời là sống ờ quê nhà, dạy học trong hoàn cảnh thanh bạch, ông sống chan hoà với gia đình, họ hàng, xóm giềng, bè bạn. Ông gắn bó với người dân quê, với quê hương, làng cảnh một cách chân tình, nhiều khi đến mộc mạc.
2.Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, hiện còn khoảng trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ. Đóng góp nổi bật của tác giả đối với văn học dân tộc là ở mảng thơ viết về làng quê, thơ trào phúng và ngôn ngữ thơ Nôm. Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ số một về quê hương, làng cảnh vì ông viết nhiều, viết đúng và viết hay về thiên nhiên, con người và cuộc sống thôn quê.
II – BÀI THƠ CÂU CÁ MÙA THU
NỘI DUNG read more